Mỳ Gấu đỏ đang ép khách hàng làm từ thiện

Như thế gọi là “ép nhân đạo”?

Xung quan vụ việc đang được độc giả quan tâm là những tranh cãi về nội dung clip quảng cáo mỳ Gấu đỏ phát trên sóng truyền hình và được đăng tải trên các diễn đàn mạng, bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình cho rằng đó là một nghĩa cử cao đẹp, kêu gọi chung tay vì cộng đồng, vì trẻ em nghèo, khó khăn, thì không ít các quan điểm khác lại phản đối khi lòng nhân đạo đang được đưa ra nhằm mục đích cuối cùng là lợi nhuận.

Không những thế, đỉnh điểm của vụ việc còn được đẩy lên rất cao khi mà lần lượt các 'chiêu trò' trong nội dung quảng cáo của clip Mỳ Gấu đó đang được các độc giả lật tẩy. Xung quanh câu chuyện gây tranh cãi về Clip mỳ Gấu đỏ, trong những ngày qua, báo điện tử Giáo dục Việt Nam liên tiếp nhận được ý kiến đóng góp của nhiều độc giả cũng như các chuyên gia về kinh tế, xã hội…

Là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, người đã chứng kiến sự lớn lên trưởng thành của nhiều nhãn hiệu hàng hóa, ông nhận xét: “Bất kể sản phẩm gì, dù phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hay sử dụng vào lĩnh vực nhân đạo khi đưa ra quảng cáo, nhằm quảng bá thương hiệu thì đều phải bày tỏ tất cả “ruột gan” của mình ra để người tiêu dùng lựa chọn”. Trong luật bảo vệ người tiêu dùng cũng đã quy định: Phải “bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp”.

Ông Phú bày tỏ quan điểm: Trong khi đó, trong clip quảng cáo mì gấu đỏ, xuyên suốt 44 giây phát sóng của chương trình đều xoay quanh câu chuyện cảm động của cậu bé Tuấn – được nêu là một cậu bé bị ung thư nhưng gia đình không có đủ tiền điều trị. Tên của nhãn hàng mì gấu đỏ chỉ được nhắc đến ở cuối của clip, kêu gọi mọi người mua để ủng hộ 10 đồng góp tiền cho bệnh nhi nghèo, bất hạnh.

Người tiêu dùng hoàn toàn không biết mì gấu đỏ là mì gì, chất lượng ra sao, thành phần như thế nào, giá cả bao nhiêu. Do vậy, nếu ai đó mua mì gấu đỏ thì đó là vì muốn làm từ thiện, muốn góp chút thiện tâm nhỏ nhoi của mình giúp đỡ trẻ em nghèo, khó khăn, chứ không phải vì chất lượng của sản phẩm.

Như vậy, xét về bể nổi bên ngoài thì đây đúng là một chương trình kêu gọi từ thiện. Tuy nhiên, “nếu đưa chuyện nhân đạo vào đây thì tôi lại thấy không hay lắm!”.

Ông Phú giải thích cho quan điểm của mình: Mỗi người có một cách riêng để làm từ thiện, xuất phát từ lòng thiện tâm sẵn có, những người có tiền có thể bỏ trực tiếp vào làm công đức hoặc tặng tận tay bằng hiện vật,… “Giờ anh kêu gọi cả nước ăn nhiều mỳ để ủng hộ bệnh nhân nhiễm ung thư nhưng nếu người ta ăn nhiều mì lại gây bệnh thì sao? Vì các bác sỹ luôn khuyến cáo không nên ăn nhiều mì?”.

Còn nếu ăn ít hoặc ngoảnh mặt không ăn, người mua lại mang trong mình cảm giác áy náy, suy đi tính lại, nghĩ rằng mình không nhân đạo.Và như thế, ở một khía cạnh nào đó, theo ông Phú, quảng cáo này có thể gọi tên là “ép nhân đạo”.

Trao đổi với báo Giáo Dục Việt Nam, ông Phú dứt khoát bày tỏ quan điểm: “Tôi không ủng hộ cách làm này. Nó mang tính thương mại, nhằm tiêu thụ nhiều sản phẩm nhiều quá! Mục đích nhân đạo là tốt nhưng người tiêu dùng không khỏi thắc mắc: Ông mì gấu đỏ sẽ hoạch toán như thế nào, không biết đưa tiền đó vào đâu, thậm chí lợi dụng đồng tiền đó thì sao?” – ông Phú hoài nghi với cách làm của mì gấu đỏ.

Mỳ Gấu đỏ đang ép khách hàng làm từ thiện

Trên banner quảng cáo của mì gấu đỏ ghi rõ: Tuấn, 4 tuổi, ung thư máu. Tuy nhiên, trên thực tế, nhân vật Tuấn ngoài đời lại là một người khỏe mạnh, hoàn toàn bình thường.

Cục quản lý cạnh tranh nên vào cuộc

Trước đó, đánh giá về clip quảng cáo này, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái (nguyên giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN) đã thẳng thắn trên trang giaoduc.net.vn: “Xem trong đoạn clip quảng cáo trên thì nhãn hàng Gấu đỏ đang tự lộ ra sự lố bịch của mình”.

Theo PGS.TS Minh Thái, một doanh nghiệp chân chính làm từ thiện thì phải “trong sáng không chút vụ lợi...”. Qua cách làm của nhãn hàng.

Nguồn Báo Giáo Dục