“Like” cho Kangaroo

Rõ ràng, câu chuyện của Kangaroo sẽ đem đến cho mọi người một trải nghiệm mới mẻ. Sở hữu đến 5.000 điểm phân phối, bán lẻ trải rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước, lãnh đạo của Tập đoàn Kangaroo phải đối diện với bài toán lớn, là phải bỏ ra nhiều chi phí để thực hiện các chương trình truyền thông, quảng bá sản phẩm cho các điểm bán lẻ của mình.

Với việc cung cấp đến hơn 400 sản phẩm máy lọc nước, điện gia dụng, thiết bị nhà bếp các loại, việc chọn cách thức truyền thông như thế nào để vừa mang tính khác biệt, vừa tập trung và hiệu quả cũng là thách thức không nhỏ. Bởi thế mà không ít lần, nhãn hàng "chuột túi" này đã tạo sóng với người tiêu dùng bằng những chương trình quảng cáo "độc" và "sốc" trên sóng truyền hình.

“Like” cho Kangaroo

Tuy nhiên, gần đây, cũng với việc thay đổi slogan quen thuộc thành "Kangaroo - Máy lọc nước R.O thế hệ mới", nhà cung cấp các thiết bị gia dụng này cũng ít nhiều thay đổi phương thức truyền thông. Bên cạnh các hoạt động quảng cáo truyền thống, Kangaroo lựa chọn hình thức quảng cáo hiện đại, thông qua các tiện ích công nghệ và phát huy lợi thế của các điểm bán lẻ để tiếp thị sản phẩm.

Theo ông Lê Hồng Minh - Giám đốc Truyền thông và quan hệ công chúng của Tập đoàn Kangaroo: "Kênh bán lẻ đóng vai trò tiên phong trong việc thâm nhập thị trường, nên nhà sản xuất phải tận dụng quyền lực của mình trong hệ thống phân phối, bán lẻ để giới thiệu, tiếp thị sản phẩm. Bởi việc gia tăng truyền thông cho nhãn hiệu tại điểm bán không chỉ giúp tiêu thụ sản phẩm, mà còn giúp cho nhà bán lẻ tăng doanh thu".

“Like” cho KangarooTheo thống kê của Kangaroo, có đến 70% số người mua ra quyết định tại điểm bán; 32% người được hỏi cho rằng quảng cáo tại điểm bán hiệu quả hơn quảng cáo bên ngoài cửa hàng và 93% các nhà sản xuất cho rằng sử dụng thông điệp tại điểm bán giúp tăng doanh số bán hàng và có thể nhận được những phản hồi thiết thực nhất từ chính khách hàng.

Nếu như hoạt động quảng cáo tại điểm bán giúp các doanh nghiệp có thể gia tăng đến 30% hiệu quả bán hàng, thì với chi phí cho hoạt động tiếp thị trên các mạng xã hội chỉ bằng 1/100 so với quảng cáo truyền thống cũng đang là lựa chọn không chỉ của Kagarđược nhiều doanh nghiệp hướng đến.

Thay vì lựa chọn các phương thức tiếp thị truyền thống, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng tối đa những tiện ích từ công nghệ, từ internet hay thậm chí là quảng bá sản phẩm ngay tại điểm bán để hút khách hàng. Việc càng có nhiều "like" (lựa chọn) từ các thành viên trên mạng xã hội, các trang truyền thông, quảng bá sản phẩm, hay "comment" (phản hồi) từ các điểm bán càng giúp cho doanh nghiệp thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Tuy nhiên, tầm nhìn dài hạn cho chiến lược sử dụng mạng xã hội để quảng bá của các doanh nghiệp đang là điều đáng bàn. Dù trong năm qua, các DN trong nước đã chủ động dành một phần ngân sách truyền thông tiếp thị cho các hoạt động trên mạng xã hội. Tuy nhiên, việc đầu tư này cũng khá dè dặt, mới chỉ tập trung sử dụng mạng xã hội như một kênh truyền thông cho các chiến dịch tiếp thị mang tính thời điểm, ngắn hạn chứ chưa biết khai thác triệt để thế mạnh của kênh này.

"Mạng xã hội không phải là công cụ bán hàng mà là công cụ xây dựng thương hiệu. Lợi nhuận của nó mang lại là lâu dài và bền vững."

Một vấn đề khác nữa là doanh nghiệp vẫn còn giữ tư duy truyền thống khi truyền thông, quảng bá trên mạng xã hội. Hơn nữa, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang cố kiểm soát những phát ngôn từ phía cộng đồng hay tìm kiếm hiệu quả tức thời ở doanh số bán thay vì tạo ra đối thoại mở, lắng nghe và tiếp nhận. Thật ra, cần phải hiểu rằng, mạng xã hội không phải là công cụ bán hàng mà là công cụ xây dựng thương hiệu. Lợi nhuận của nó mang lại là lâu dài và bền vững.

Vấn đề thứ ba rơi vào việc chọn kênh mạng xã hội nào làm kênh quảng bá. Lâu nay, xu thế các doanh nghiệp Việt sử dụng mạng xã hội mang tính chất “phong trào” nhiều hơn là có cân nhắc rõ ràng về hiệu quả và có chiến lược rõ ràng khi chọn kênh.

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, tỷ lệ truy cập internet tham gia mua sắm online là 57%, với giá trị mua hàng của một cá nhân là 150 USD/năm. Đây không chỉ là kênh giới thiệu, quảng bá sản phẩm đầy tiện ích, tiết giảm chi phí, mà sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp và nhà bán lẻ đưa sản phẩm nhanh nhất đến người tiêu dùng.

Nguồn Diễn đàn Doanh nghiệp