Tóm tắt hội thảo "From first job to dream job"
Thế nào là "first job", thế nào là "dream job"?
Nếu bạn là một người yêu thích phân ngành Communication thì chắc hẳn bạn sẽ nhận ra khoảng 60% các công ty trong hình trên. Và hầu hết các công ty này đều là mục tiêu nhắm đến của các bạn vừa tốt nghiệp. Không nhắm đến sao được khi toàn những tên tuổi "sang chảnh": đó là Ogilvy & Mather, "cha đẻ" của ngành Quảng cáo và nắm trong tay những "dream clients" như Unilever, Vinamilk, Tân Hiệp Phát ... đó là Saatchi & Saatchi với tinh thần "Love Mark" đã cho ra đời những tuyệt phẩm như "Là con gái thật tuyệt" (Diana) ... Đó là GroupM, media group lớn nhất tại Việt Nam với gần 60% billing của toàn thị trường. Đó là MillWard Brown, TNS (nay là Kantar Worldwide Panel), Nielsen ...những tên tuổi lừng danh trong việc "đọc vị" người tiêu dùng.
Nếu bạn gọi đó là một ước mơ thì hoàn toàn đúng, nhưng xem đó là một mục tiêu - nhất là cho những bạn vừa tốt nghiệp và chưa có nhiều kinh nghiệm thì liệu có khả thi không?
Câu trả lời của chúng tôi có lẽ là "không" - đau lòng nhưng thẳng thắn như vậy. Những công ty kể trên hầu hết đều là các tập đoàn đa quốc gia và đưa ra tiêu chuẩn cực kỳ cao cũng như số lượng đầu vào "nhỏ giọt" cho các vị trí Freshers. Đặc biệt, những group như Ogilvy chia sẻ thẳng thắn là "không có cơ hội cho các bạn chưa có kinh nghiệm", chỉ ưu tiên những bạn xuất sắc và có một ít nhất một năm kinh nghiệm ở môi trường đa quốc gia.
Với 3 phân ngành Traditional Advertising, Applied Marketing Research và Media thì mỗi năm 40 công ty lớn nhất dành khoảng 200 vị trí cho các bạn freshers, với tỷ lệ chọi gấp vài lần một trường đại học hàng "top".
Anh Sơn, tác giả quyển sách "Ý tưởng này là của chúng mình" đã viết hẳn một bài để khắc hoạ về sự cạnh tranh gay gắt này: [Nhật ký sáng tạo] Vỡ mông 2
Để có được những "dream job" này, bạn cần phải có "first job" để xây dựng kinh nghiệm cũng như thật sự chắc chắn về định hướng của mình. Ở những môi trường cạnh tranh như vậy, bạn chỉ có thể thành công bằng sự sự nhất quán và tập trung cao độ.
Hiểu được suy nghĩ đó cùng với những kinh nghiệm làm việc cùng các nhà tuyển dụng, chúng tôi đã đúc kết 2 định nghĩa quan trọng:
"DREAM JOB": một công việc cụ thể bao gồm [Function (Vị trí)], [Discipline (Chuyên môn)], [Title (cấp bậc)],[Company (công ty)] và nếu có thể là [Category (ngành hàng)]. Và một yếu tố cực kỳ quan trọng là "bạn có thể ứng tuyển thành công chậm nhất là 2 năm sau khi tốt nghiệp".
Theo trao đổi của chúng tôi với các nhà tuyển dụng, khoảng thời gian 2 năm đầu của sự nghiệp là cực kỳ quan trọng và nếu bạn vẫn chưa ứng tuyển được thành công "DREAM JOB" của mình thì tỷ lệ thành công sau đó là cực kỳ thấp. Tại sao? Vì "hậu sinh khả uý" - các bạn sẽ luôn phải cạnh tranh với những bạn "trẻ, khoẻ, rẻ" hơn mình. Do đó, DREAM JOB cũng có DEADLINE đấy.
"FIRST JOB": First Job ở đây sẽ không phải là công việc làm thêm đầu tiên của bạn, đặc biệt nếu công việc đó không liên quan đến "DREAM JOB". Tiêu chí để xác định "FIRST JOB" là "công việc đầu tiên có liên quan để ghi vào CV ứng tuyển cho DREAM JOB".
Nếu theo tiêu chí này thì những công việc part-time "rất sinh viên" như phát tờ rơi, đi dạy kèm ...chưa hẳn là hữu ích. 3 yếu tố để tìm kiếm và nhận làm một công việc là [LIÊN QUAN] (liên quan đến vị trí muốn ứng tuyển), [SÂU SÁT] (càng gần với những kỹ năng và kiến thức của DREAM JOB) và [KHÁC BIỆT] (liệu có nhiều bạn khác có được kinh nghiệm này không?).
Từ "first job" đến "dream job" là bao xa?
Bạn Trần Đại Dương (Co-founder Redcat Motion) - một học viên tại AiiM đã tìm được dream job của mình sau khoảng 7 vị trí "FIRST JOB". Cùng xem lại hành trình "from First job to Dream Job" của bạn Dương bằng clip sau nhé:
Clip này cũng là một tác phẩm hé lộ "Dream job" của bạn Dương là làm các motion clip, và tuyệt vời hơn là chính tại công ty riêng của Dương thành lập cùng một đàn anh. Công ty mang tên RedCat Motion - mời mọi người xem một tác phẩm của RedCat Motion sản xuất cho khách hàng:
Con số 7-9 "FIRST JOB" cũng là câu trả lời chung của hơn 20 bạn học viên đã đột phá thành công vào các công ty truyền thông lớn như Ogilvy, Leo Burnett, TBWA, AVC Edelman, Climax, DNA ...
Tìm "first job" ở đâu?
Câu chuyện tìm First job là cả một "bí kíp" dài mấy chương mà chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn trong kỳ sau. Nhưng chúng tôi xin bật mí "keyword" đầu tiên là BTL - Below The Line.
Các phân ngành nổi bật trong Below The Line là [Event], [PR] và [Digital]. Đây là mảnh đất của những tập đoàn local hay liên doanh/sáp nhập (như T&A Ogilvy, AVC Edelman, OgilvyOne (Who Digital), ...) Các công ty trong mảng BTL có thể không "hào nhoáng" như mảng ATL (Above The Line) nhưng không hề thua kém về giá trị và quy mô các dự án và khách hàng đảm đương.
Có thể kể đến AVC Edelman - công ty con của Edelman, tập đoàn PR lớn nhất thế giới, hiện đang thực hiện toàn bộ mảng PR và Digital cho Nokia và một phần rất lớn về PR cho Unilever. Edelman cũng chính là agency đã tạo ra concept "AXE Apollo - Tìm người đàn ông bay vào vụ trũ" trên toàn cầu cho Unilever.
Hay Climax Interactive Communication Group, một tập đoàn quảng cáo với thế mạnh trong mảng Digital - hiện đang là đối tác chiến lược của Coca Cola (toàn bộ các nhãn hàng), Friesland Campina (Friso, Yomost), Samsung, Microsoft.
Với đặc thù của mảng BTL là luôn cần rất nguồn nhân lực lớn, nên ước tính khoảng 40 công ty lớn nhất trong mảng này mỗi năm dành khoảng 2,000 - 5,000 cơ hội việc làm cho các bạn Freshers. Nên mảng BTL nói vui là "sang mà không chảnh".
Đến đây thì bạn đã phần nào hình dung là nên tìm First job ở đâu rồi chứ?