Facebook thay đổi thuật toán EdgeRank và giới thiệu NFO (New Feed Optimization)
Idea:
Với số lượng người dùng khoảng hơn 19 triệu active account tại Việt Nam và khoảng 1.11 tỉ fb user trên toàn thế giới (update đến tháng 3/2012). Với số lượng user lớn như vậy thì cách xử lí thông tin là việc rất quan trọng đối với fb để thông tin hiện ra ở new feed PHẢI phù hợp với facebook user để nhận được tương tác nhiều nhất. Để thực hiện việc phân loại thông tin như vậy, Facebook sử dụng 1 thuật toán gọi là EdgeRank. Thuật toán được thay đổi thường xuyên để có thể tối ưu nhất sự tiện lợi cho người dùng và make admin fan page spent nhiều tiền hơn cho quảng cáo (Facebook ads).
Nếu Google có những thuật toán riêng để hiển thị kết quả tìm kiếm hay thường được gọi là SEO (Search Engine Optimization) thì Facebook có NFO (New Feed Optimization). 2 công việc này cơ bản giống nhau về mục đích: cố gắng tiếp cận user ở trang đầu tiên (page 1 on Google & new Feed); giống nhau về cách thức thực hiện: Đó làm hài lòng thuật toán hay yêu cầu của 2 bạn Google & Facebook.
EdgeRank là gì?
EdgeRank là thuật toán từ Facebook, quyết định đến việc Post nào sẽ đc hiển thị với user nào trên new feed, mục tiêu của edgerank là mang lại những thông tiên liên quan đến đúng user và nhận được nhiều engagement nhất cho mỗi post.
Các yếu tố ảnh hưởng đến EdgeRank và những update mới:
- Affinity (mối quan hệ) bị thay đổi bởi update mới là Last actor: nếu như trước đây bạn càng tương tác nhiều với 1 fan page hay 1 profile facebook thì khả năng bạn sẽ nhìn thấy những post mới trong tương lai của fan page đó sẽ ngày càng cao. Facebook dựa vào mối liên hệ giữa account của bạn với fan page: số bạn đã từng like page, số lượng tương tác của bạn trên page... để đánh giá điểm chất lượng của Affinity, điểm chất lượng tỉ lệ thuận với khả năng hiện thị ở new feed. Affinity chỉ có mối quan hệ một chiều, có nghĩa là: có thể bạn có affinity cao với 1 fan page và bạn sẽ nhận đc những cập nhật mới từ fan page nhưng ko có nghĩa là có chiều ngược lại. Facebook đánh giá điểm trên từng account cụ thể. Tuy nhiên quên những gì nói ở trên đi, Facebook đã thay đổi Affinity bằng Last actor. Last actor dựa vào 50 tương tác gần đây nhất của 1 account với Friend và Fan Page để quyết định post nào sẽ được ưu tiên hiển thị ở New Feed. Những tương tác bao gồm: Like , Share, Comment, click, photo view… Tất cả những tương tác đó sẽ được qui đổi thành những điểm số cụ thể để đánh giá điểm chất lượng 1 account và ảnh hưởng đến sự hiển thị tin mới ở new feed. Giải pháp này sẽ giải quyết tình trạng spam new feed do affinity mang lại (Ex: bạn có nhớ những cái post sex gần đây không, thưởng hiển thị dưới dạng bạn abc like this...) với update mới bạn sẽ hoàn toàn ko nhận được những thông tin như vậy nếu bạn không có tương tác với Fan Page. Tin rằng với cập nhật mới bạn sẽ nhận được những thông tin "gần đây" bạn đã quan tâm.
- ‘Time Decay’ được thay bằng ‘Story Bumping’: Time decay nói một cách đơn giản đó là một thuật toán của facebook để đánh giá về thời gian post. Khi user login vào Facebook thì những status được update đúng thời điểm đó sẽ có khả năng hiển thị ra new feed của user đó nhiều hơn. Tuy nhiên thuật toán này sẽ dẫn đến việc người dùng dễ bỏ qua những thông tin có giá trị mà họ thực sự quan tâm chỉ vì người post ko post đúng thời điểm. Để giải quyết vấn đề này, Facebook đưa ra thuật toán "Story Bumping", ứng dụng của thuật toán này dựa vào tính toán mức độ liên quan của bạn đến câu chuyện, Facebook sẽ hiển thị những bài viết mà bạn chưa xem dù nó đã được post cách đây rất lâu. Ưu điểm của thuật toán giúp việc chọn lọc thông tin đưa đến new feed người dùng và make sure những thông tin đó có vẻ liên quan và cần thiết. Hiển nhiên những bài viết mới đúng thời điểm sẽ vẫn được hiển thị ra ở new feed những có thể không phải là vị trí đầu tiên.
- Edge Weight: Đây là một đại lượng khác của EdgeRank. Cái này liên quan khá nhiều đến NFO. Facebook sẽ đánh giá thể loain post nào sẽ có tỉ lệ ra new Feed cao hơn (text, text + photo, link, video...). Đánh giá chất lượng bạn thường xuyên tương tác với nội dung nào để quyết định post loại nào được hiển thị??? Đánh giá bạn là fan từ nguồn ads hay organic... Tất cả những yếu tố đó cấu thành điểm của bạn đối với 1 page, profile và góp phần quan trọng đến tỉ lệ hiện ra new feed.
- Chronological by Actor: có lẽ sẽ được cập nhật trong tương lai, idea về việc sắp xếp nội dung theo thời gian. Khi nào bắt đầu thực hiện mình sẽ cập nhật lại tại bài viết.
Ứng dụng EdgeRank như thế nào?
- Tập trung vào chất lượng nội dung: Với cập nhật mới từ facebook, post status với text sẽ nhận đc organic reach nhiều hơn, nhưng post với photo sẽ tạo ra nhiều engagement hơn (tạo nên viral reach). Do đó, tập trung vào việc xây dựng content cho fan page tập trung vào việc design photo. Một bức ảnh đủ đẹp để tạo nên sự hấp dẫn cho user và làm cho họ tương tác với nó: like/share/comment/ view…. sẽ tạo nên cơ hội để bài viết được hiển thị nhiều hơn ở new feed.
- Hãy là một người kể chuyện: Với update từ Last actor thì việc bài viết (post) của bạn được tương tác và nằm trong 50 interaction gần đây nhất của fan càng nhiều càng tốt, thì tỉ lệ số lượng người nhìn thấy bài viết ở new feed càng tăng. Điều này có nghĩa là những post phải có sự liên quan với nhau. Hãy kể một câu chuyện trong weekly content , để user tìm thấy những thông tin liên quan và họ phải thường xuyên quay lại Fan Page để cập nhật thông tin. Idea về weekly contest là idea tốt để hỗ trợ chuyện này. Hãy nghĩ thêm những câu chuyện được tổ chức định kì (ex: tư vấn tình yêu thứ 7 hàng tuần…) để tạo cho fan thói quen get back và tương tác một cách định kì.
- Đặt câu hỏi: Câu hỏi hay call to action trong post luôn quan trọng để call fan thưc hiện hành động nào đó. Tương tác hỏi fan, call fan interaction với post nhiều hơn cũng là biện pháp để tăng khả năng hiện thị ở new Feed.
- Reach & engagement: trở lại câu chuyện của content tốt. Một nội dung tốt có cơ hội được reach đến nhiều user sẽ tạo nên nhiều engagement, nhiều engagement sẽ tạo nên viral reach và làm cho content đc travel nhiều hơn và reach được nhiều người hơn. Build content chất lượng và làm user tương tác nhiều sẽ góp phần tăng tỉ lệ hiển thị new feed.
- Time of Post: thời gian post không thật sự quá quan trọng, tập trung nhiều hơn vào chất lượng content.
Focus more on the quality of what you share and not when you share it.
NFO (New Feed Optimization) là gì?
NFO là cách thỏa mãn EdgeRank để tăng tỉ lệ hiện thị ở New Feed. 5 cách để quản lí fan page dựa vào edgerank được trình bày ở trên nói nhiều về 2 đại lượng Last Actor & Story Bumping, thì ở phần này mình sẽ nói nhiều hơn về Edge Weight.Với sự xuất hiện của Open Graph Search mở ra khá nhiều cơ hội cho việc tối ưu fan. Đây là một số nội dung quan trọng khi tạo 1 fan page:
- Research và chọn keyword cho fan page. Bing keyword & Google keyword planer là gợi ý.
- Chắc chắn là bạn đã cho phép fan page đươc index bởi search machine.
- Chọn Custom url cho Fan Page một cách cẩn thận. Trong Fb đây là username của fan page, bạn chỉ có quyền thay đổi 1 lần nên hãy suy nghĩ kĩ trước khi quyết định. Bạn có thể chọn username tại đây: https://www.facebook.com/username
- Hãy nghĩ fan page như một website và hãy đặt keyword với mật độ phù hợp trên toàn Fan page ở các mục: about, Mission và Company Description.SEO Title = Tên của fan page
- Meta Description = Tên Fan Page + mục About
- H1 = tên Fan page
- Số điện thoại và địa chỉ liên lạc: để thông tin đầy đủ vì nó sẽ ảnh hưởng đến local search, bing map và may be google place.
- Xây dựng backlink từ một số channel đã có: G+, Linked, Website …