Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần cuối: Tương lai mờ mịt

Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần cuối: Tương lai mờ mịt

Research In Motion (RIM), hãng di động từng là kẻ tiên phong trong lĩnh vực wireless email, giờ đây đã không còn đứng trên đỉnh vinh quang trong thị trường điện thoại thông minh. Với Android, iOS, và thậm chí Windows Phone đang dần chiếm lĩnh thị phần, hãng di động có trụ sở tại Waterloo, Ontario đang dần chìm trong cuộc chiến để thích nghi. Năm vừa qua là một chặng đường đầy chông gai và cũng là một bước ngoặt với RIM - một tập đoàn từng được nhìn nhận là sáng tạo và luôn đổi mới. Nhưng đó cũng có thể là sự bắt đầu... cho đoạn kết của RIM.

"Research In Motion", giờ đã sắp thành "Research, no Motion".

Mục lục:

Phần 1: Waterloo run rẩy
Phần 2: Trầy trật trong ngoài
Phần 3: Ngày đầu dựng nghiệp
Phần 4: Trỗi dậy huy hoàng
Phần 5: Đỉnh cao
Phần 6: Đe doạ tiềm ẩn
Phần 7: Sa lầy
Phần 8: Tương lai mờ mịt

Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần cuối: Tương lai mờ mịt

Phần 8: Tương lai mờ mịt

Gần một năm sau khi Mike Lazaridis rời khỏi cuộc phỏng vấn tại BBC, cùng với Jim Balsillie, ông đã quyết định rời khỏi vị trí CEO tại Research In Motion, công ty mà chính ông đã thành lập nên 27 năm trước.

Tin tức về việc này bắt đầu được loan ra vào ngày Chủ Nhật, 22 tháng 1, trong khi rất nhiều người dân Mỹ đang chìm đắm trong trận playoff bóng bầu dục. "Jim và tôi đã gặp mặt Ban lãnh đạo và nói với họ rằng đã đến lúc chúng tôi phải làm việc này," Lazaridis nói, giải thích điều đó với các chiến lược của RIM - phần mềm PlayBook 2.0 ra mắt vào tháng 2, các smartphone chạy BlackBerry 10 bắt đầu bán ra vào cuối năm - và việc chuyển đổi sang thế hệ CEO mới sẽ thích hợp hơn.

Cả hai người đều tiếp tục đứng trong Ban Giám đốc, với Lazaridis là phó chủ tịch. Ông không rời khỏi công ty, tuy nhiên ông nói với tờ The Record rằng ông muốn dành thời gian nhiều hơn cho gia đình mình. "Vấn đề bảo mật" đã từng khiêu khích ông đã được giải quyết vào tháng 2, khi RIM đồng ý cho phép Bộ Viễn Thông của Ấn Độ được quyền truy cập vào các tin nhắn trên BBM và các email gửi qua máy chủ của BlackBerry.

Thorsten Heins giờ đây lên nắm vị trí điều hành tại RIM. Ông hiện đã 54 tuổi (già hơn Lazaridis 4 tuổi), mang quốc tịch Đức và dành hầu như toàn bộ cuộc đời làm việc của mình tại Siemens, công ty điện tử lớn nhất Châu Âu. Trong 4 năm tại RIM, ông đã từ Phó giám đốc cấp cao Phụ trách mảng thiết bị di động tới COO của bộ phận sản phẩm và bán hàng, và cuối cùng là CEO. Ông có một cái nhìn bảo thủ về tương lai của công ty, hứa hẹn một cách tiếp cận chín chắn và có tính tập trung cao hơn. Ông ấy nhấn mạnh sự cần thiết của marketing và việc đặt ra những deadline có tính khả thi hơn. Chiến lược của ông ấy, nếu chỉ gói gọn trong một từ, có thể gọi là "incremental".

Nhà phát triển Jamie Murai đã từng nghĩ rằng chỉ có một người từ bên ngoài mới có thể thực sự hồi sinh công ty này. "Họ cần tìm ai đó mới," ông nói, "Nhưng khó mà biết được đó là ai. Điều này không giống như việc có một danh sách chờ sẵn. Đây là những người bạn thuê để cứu một công ty trị giá hàng tỷ đô."

"Khó mà biết được đó là ai. Điều này không giống như việc có một danh sách chờ sẵn. Đây là những người bạn thuê để cứu một công ty trị giá hàng tỷ đô."

Một thành viên của Ban lãnh đạo không đồng ý với quan điểm rằng cần một sự thay máu cho RIM. Năm năm về trước, Jim Balsillie đã thuê cử nhân MBA tại Harvard, đồng thời là chủ nhiệm khoa Kinh doanh của Đại học Toronto, Roger Martin (hình), để tham gia vào Ban giám đốc của RIM. Công ty này vừa mới vượt qua một vụ scandal về việc ghi lùi ngày quyền mua cổ phần, khiến các nhân viên được hưởng lợi từ chính các cổ đông. Các lãnh đạo của RIM đã giải quyết vụ việc với các nhà cầm quyền Canada bằng 75 triệu đô, tuy nhiên công chúng đã có những ấn tượng xấu sau vụ việc này về việc các CEO dường như đang coi RIM là con lợn tiết kiệm của riêng mình. Vì thế, việc chỉ định Martin vào Ban lãnh đạo sẽ giúp lấy lại hình ảnh cho RIM cũng như làm dịu đi mối lo ngại của các cổ đông về chế độ "đồng CEO".

Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần cuối: Tương lai mờ mịtTuy nhiên theo như Martin, Lazaridis và Balsillie gần như kiểm soát hoàn toàn cả vận mệnh của công ty, với rất ít người phía trên và phía dưới nắm quyền kiểm soát. Theo ông, thậm chí cả Ban giám đốc với nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của các cổ đông cũng không thể đưa ra một quyết định thay đổi. "Nếu chúng tôi có nói với Jim và Mike, 'Được thôi, chúng tôi là Ban giám đốc và các ngài nên rời khỏi đây thì hơn', 2 người bọn họ sẽ cười vào chúng tôi", Martin nói với tờ The Globe and Mail.

Cặp đôi này đã dựng nên một công ty trị giá 10 tỷ đô và theo như Martin, RIM không có nhiều nhân viên tài năng để tận dụng; thậm chí cũng không có khả năng tuyển dụng những lãnh đạo có khả năng từ bên ngoài. "Tôi đã cười vào những gì mà các nhà phê bình nói 'Ồ, ông nên thực hiện việc thay đổi CEO từ 4 năm trước.' À, đúng - nhưng cho ai?" Ông nói. "Vậy chúng tôi nên trao chức vụ này cho lũ trẻ, hay cho những kẻ vô dụng bên ngoài để chúng phá hoại công ty? Hay chúng tôi nên cố gắng thực hiện cách của riêng mình cho việc kế nhiệm?" (Cổ phiếu của RIM đã giảm 2.7% sau lời phát biểu này.)

"Vậy chúng tôi nên trao chức vụ này cho lũ trẻ, hay cho những kẻ vô dụng bên ngoài để chúng phá hoại công ty?"

Việc kế nhiệm theo như Martin đã nhắm trước đến chỉ mình Heins từ cuối năm 2011. Tuy nhiên, ông nói, hai vị CEO trước hoàn toàn không cảm thấy áp lực khi từ chức; họ có niềm tin tuyệt đối vào Heins và khả năng lãnh đạo của ông. Trong một email gửi tới nhân viên, Lazaridis và Balsillie miêu tả Heins là một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông, một nhà vật lý, một người phát triển sản phẩm và một nhà quản trị. Họ cũng chỉ ra những kinh nghiệm của Heins trong lĩnh vực sales và marketing. Nhưng quan trọng nhất, ông ấy là một "người có niềm tin lớn lao vào những gì chúng ta làm tại RIM, và có khả năng mang lại sức mạnh cũng như sự sáng tạo cần thiết để giúp tất cả làm việc tốt hơn và nhanh hơn." (Research In Motion không trả lời những yêu cầu liên tục về việc bình luận cho bài viết này.)

Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần cuối: Tương lai mờ mịtVì thế Heins là người đại diện cho tính liên tục chứ không phải cho sự thay đổi cục bộ. Ngày thứ Hai sau khi cuộc hẹn của mình, ông ấy cũng phát biểu với các cổ đông và miêu tả RIM và một "công ty tuyệt vời với lượng khách hàng trung thành và giàu đam mê trên toàn thế giới" - một công ty đang trải qua một sự biến đổi, nhưng với một nền tảng vững chắc. "Chúng tôi không chỉ là một công ty dịch vụ," ông nói, "chúng tôi còn có hệ thống mạng, có dịch vụ và các thiết bị, cũng như có thể tạo ra các giải pháp tích hợp hiệu quả. Đây là một vị trí rất đặc biệt trong ngành công nghiệp mạng không dây." Tiếp tục trong tuần đó, ông cũng gợi ý về việc cho phép các đối tác phần cứng chạy hệ điều hành BlackBerry OS trên thiết bị của mình, nhưng gạt bỏ những ý tưởng về khả năng chia nhỏ công ty ra. Bình luận về việc lên nắm quyền tại RIM, ông nói, "Việc tôi thay đổi hoàn toàn công ty này là không cần thiết. Chúng tôi đang không ở trong tình huống cần tìm ra một chiến lược. Điều đó đã được thực hiện xong rồi."

Heins là người đại diện cho tính liên tục chứ không phải cho sự thay đổi cục bộ.

Bất chấp những biến động đang diễn ra, không phải tất cả mọi người đều cho rằng những thay đổi triệt để là cần thiết. "Tôi không nghĩ rằng họ cần một sự thay đổi hoàn toàn", tác giả cuốn BlackBerry Planet, Alastair Sweeny nói. "Họ chỉ cần dừng việc over-promising và under-delivering. Đây là bài học về sự khiêm nhường cho RIM. Họ cần dừng việc nghĩ rằng mình là trung tâm của vũ trụ và quay trở lại phục vụ khách hàng."

Michael Mace so sánh Thorsten Heins với 2 vị CEO đã từng thành công trong việc dựng lại đế chế của các công ty trị giá hàng tỷ đô. "Khi bạn cộng lại những thách thức sẽ gặp phải, khó có thể nói rằng RIM chỉ cần được điều hành tốt hơn", ông nói. "Điều này giống như việc suy nghĩ khác đi, tương tự với cách mà Steve Jobs đã làm khi ông quay trở lại Apple hay như cách Lou Gerstner đã thành công trong việc thay đổi hoàn toàn IBM. Vậy liệu Heins có phải Gertner không? Và liệu ông ấy có đủ sự hỗ trợ từ Ban điều hành để thực hiện những thay đổi ấy? Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ biết được điều này sớm thôi."

Một phân tích gần đây nhất đến từ một người đàn ông đã từng khiến RIM phải khốn đốn vào năm 2007. Phát biểu vào cuối năm 2010, ông nói, "Họ cần vượt qua chính mình để tiến tới những vùng đất mới - nơi họ sẽ trở thành một công ty phần mềm thực sự. Tôi nghĩ rằng đây sẽ là một thử thách không nhỏ với họ trong việc tạo ra một nền tảng đủ cạnh tranh và có thể thuyết phục các nhà phát triển tạo ra app mới cho một nền tảng thứ 3 sau iOS và Android. Với 300,000 app trên app store của Apple, RIM có một chặng đường dài phải vượt qua."

Người đàn ông đó, không ai khác chính là Steve Jobs.

Nguồn The Verge