Hướng dẫn sử dụng Power Editor (PE) tạo quảng cáo Facebook Ads chuyên nghiệp [Phần 1]

Facebook Ads ngày càng trở nên phổ biến không chỉ riêng với các Marketers chuyên nghiệp mà cả những hộ kinh doanh mô hình vừa và nhỏ, các cá nhân bán hàng Online trên Internet. Tuy nhiên những đối tượng này thương dừng lại ở mức tạo quảng cáo Facebook Ads đơn giản qua các gợi ý của Facebook như : Get More Like, Boost Post hay Ads Manager. Đối với những tính năng này, Facebook đã tối ưu hoá các chức năng để bất cứ ai cũng có thể sử dụng dễ dàng.

Bên cạnh đó, Facebook còn cung cấp các công cụ hữu ích khác để giúp các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận sát với khách hàng mục tiêu, tối ưu hóa quảng cáo để đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất, mà power editor là một ví dụ cụ thể.

I. Power Editor là gì? Tại sao lại dùng Power Editor?

Templatefs

Power Editor là một công cụ hỗ trợ quản lý quảng cáo do Facebook cung cấp, giúp bạn quản lý các Campaign, Ad tiện lợi, dễ dàng hơn rất nhiều. Thêm nữa, Power Editor giúp bạn tạo quảng cáo với nhiều lựa chọn về Targeting, vị trí hiển thị (Ads Placement), Targeting theo Group, Retagerting, quản lý Multi-Account…Và còn nhiều tính năng hữu ích khác.

II. Những lợi ích khi sử dụng Power Editor mà Ads Manager không có

  • Cho phép lựa chọn vị trí hiện thị trên News Feed hoặc Right Column.
  • Cho phép lựa chọn tình trạng kết nối Internet của User (Wifi/3G).
  • Sử dụng ID Post để Promote Post. Rất nhiều người gặp phải rắc rối này, muốn Promote những Post đã đăng từ lâu, mà lại không tìm thấy trong Ads Manager.
  • Target tới đối tượng đã được tạo sẵn trong Audiences theo Group, hoặc loại trừ những đối tượng nhất định nào đó không nhắm tới, thông qua Email, Phone, IDs và Mobile Advertiser IDs.
  • Conversion Tracking, công cụ theo dõi chuyển đổi giúp đo lường và tối ưu hoá quảng cáo Facebook bằng cách thống kê chuyển đổi trang Web, giúp Marketers có thể đo được ROI (Return On Investment) của chiến dịch quảng cáo họ thiết lập.
  • Quản lý Multi-Account, bạn có thể Set và phân quyền cho các tài khoản Facebook khác cùng chạy quảng cáo trong cùng một Campaign.
  • Manual set up Convertion Specs: Bạn có thể tự mình thiết lập các dạng quảng cáo như: Ad Like Page, Click Link, Engaged, App Install, RSVPs, Sponsored Stories…
  • Manually set up Bids: Tự thiết lập Pricing CPC, CPM, Reach, Action..
  • Hiển thị Ads review trực quan.

III. Hướng dẫn cơ bản sử dụng Power Editor

1. Sử dụng Power Editor (PE) ở đâu?

Ở trên đã đề cập tới rất nhiều hiệu quả hữu ích của việc sử dụng PE tạo quảng cáo, vậy muốn sử dụng PE ở đâu và sử dụng nó như thế nào?

Rất đơn giản, bạn chỉ cần truy cập vào Link này: https://www.facebook.com/ads/manage/powereditor/

- Power Editor về cơ bản là 1 extension chỉ hoạt động trên Chrome . Mỗi lần sử dụng bạn cần Download để PE cập nhật những thay đổi khi bạn sử dụng Ads Manager hay Boost Post.

- Mỗi lần bạn tạo quảng cáo bằng PE hay có thay đổi, chỉnh sửa gì cần phải UpLoad hoàn tất thao tác.

547322_732497900098283_613554563_n - Copy

2. Phân biệt Ads, Campaign và các chức năng cơ bản

- Campaign: Là chiến dịch bạn tạo để tiếp thị, 1 Campaign bao gồm nhiều Ads nhỏ bên trong.

- Ads: Là các quảng cáo bạn tạo như Ad, Sposored…Ads nhỏ hơn và nằm trong Campaign.

- Dowdload: Tải dữ liệu Ads từ hệ thống của Facebook. Tương đương như bạn nhấn Refesh (làm mới)

- Upload: Mỗi lần bạn chỉnh sửa, thay đổi hay tạo Ads mới, Click Upload để thay đổi được hoàn tất.

- Bulk Import: Tải thêm hình ảnh vào thư viện PE của bạn, sử dụng khi mỗi lần tạo Ads.

- Create Ad or Create Campaign: Tạo Ads mới hay Campaign mới. Nếu bạn có nhiều Campaign sẽ xuất hiện khung hỏi bạn muốn tạo Ads trong Campaign nào.

- Revert Changes: Mỗi lần bạn muốn xoá Ads, hay Campaign mới tạo, click nút này.

547322_732497900098283_613554563_n

3. Tạo thử 1 quảng cáo bằng Power Editor

Để tạo 1 Ads bằng Power Editor chia làm 3 phần chính: Creative, Audience và Automization & Pricing.

547322_732497900098283_613554563_n - Copy

3.1 Creative

Trong đợt update vừa rồi, Facebook giúp chúng ta dễ dàng chọn phương thức Ads phù hợp với mục đích cuối cùng của ta. Ta có các Objective như Click to website, Website Conversion, Page Post Engagement, Page Likes, App Installs…Chọn loại Ads nào còn tuỳ vào mục đích của từng Marketers.

Vd 1: Muốn tăng Like cho Page chọn Page Likes

547322_732497900098283_613554563_n - Copy

Vd 2: Muốn tăng Engagement cho Post, tăng lượng Click Link trong Post chọn Page Post Engagement

547322_732497900098283_613554563_n - Copy

- Chọn vị trí hiển thị Ads

1376431_732585390089534_782365444_n

3.2 Audience

Ngoài chức năng Use Existing Targeting Group thì không có gì khác so với Ads Manager.

1380248_732605313420875_1344267045_n

Tính năng này có nhiều điều hay và tiện lợi, chi tiết sẽ đề cập tới trong phần 2

3.3 Automization & Pricing

Cũng trong đợt update vừa qua, Facebook đã bỏ đi phần Convertion Specs, chỉ để lại phần Bids (đấu thầu) giá. Bạn có thể tuỳ chọn thiết lập bằng tay CPC , CPM hoặc để Auto Optimized CPM.


  • CPC (Cost per click): hình thức tính chi phí quảng cáo theo Click. Bạn chỉ phải trả tiền quảng cáo khi có người click vào Ads của bạn.
  • CPM (Cost per mille impression): Hình thức tính phí quảng cáo mỗi khi Ads của bạn Reach được 1000 người.
  • Social: Hình thức tính phí quảng cáo trên mỗi 1000 impression (Impression = Reach x Frequency)
  • Actions: Hình thức tính phí quảng cáo mỗi lần user thực hiện 1 hành động như Like, Comment, Share, Click…

547322_732497900098283_613554563_n - Copy

(còn tiếp)

Nguồn Time Universals Blog