Đẩy mạnh marketing trong thời kỳ suy thoái, tại sao không?

Công ty bạn sẽ ứng xử như thế nào trong thời kỳ suy thoái? Tạm ngưng, thậm chí xóa bỏ các kế hoạch marketing? Sa thải nhân lực?... Tất cả những phương cách đó đều chưa ổn. GS John Quelch chia sẻ những ý kiến mới mẻ và tích cực hơn trong bài viết "Chiến lược Marketing trong thời kỳ suy thoái".

Những dấu hiệu của một cuộc suy thoái nặng nề luôn luôn đe dọa chúng ta. Khi niềm tin (vốn đã bị suy giảm) của người tiêu dùng bị tác động, thì tiêu dùng - thứ mà nền kinh tế Mỹ đang dựa vào, cũng bị ảnh hưởng theo. Thêm vào đó là cú sốc của người dân về vấn đề an ninh kể từ sau sự kiện 11 tháng 9, và khả năng của một cuộc chiến tranh kéo dài chống lại những kẻ thù không xác định.

Đẩy mạnh marketing trong thời kỳ suy thoái, tại sao không?Thị trường chứng khoán cũng e sợ một sự không chắc chắn, bởi chính những người tiêu dùng cũng lo sợ giống như vậy. Ở Nhật Bản, tỉ lệ lãi suất đã giảm tới mức 0%, các chính trị gia đã phải kêu gọi người dân thể hiện lòng yêu nước bằng cách chi tiêu nhiều hơn, nhưng cũng không thể bù đắp được những thương tổn về niềm tin của họ sau trận động đất Kobe và vụ tấn công bằng khí gas trong tàu điện ngầm Tokyo.

Chính nước Mỹ chứ không phải là Nhật Bản đang phải đối mặt với những khó khăn ở phía trước, và có lẽ còn lâu hơn thời kỳ chiến tranh vùng Vịnh vào đầu những năm 1990. Sau đây là 9 nhân tố mà các công ty nên ghi nhớ để có thể vượt qua thời kỳ khủng hoảng trong tương lai:

Thứ nhất: Nghiên cứu về người tiêu dùng, thay vì cắt giảm ngân sách dành cho việc nghiên cứu thị trường

Bạn cần biết nhiều hơn về những cách khách hàng đang định nghĩa lại các giá trị như thế nào và phản ứng ra sao với suy thoái. Những đường co giãn về giá đang thay đổi. Người tiêu dùng cũng chịu mất nhiều thời gian để tìm kiếm các mặt hàng tiêu dùng lâu bền hơn và mặc cả nhiều hơn. Họ sẵn sàng không trì hoãn việc mua hàng, mua các hàng hóa giá rẻ hơn hoặc mua ít đi nếu như ngày nay họ có thể sống mà không cần tới chúng.

Những thương hiệu đáng tin cậy thì đặc biệt là có giá trị. Họ hoàn toàn có thể vẫn thành công trong việc tung các sản phẩm ra thị trường trong khi niềm tin vào các sản phẩm và thương hiệu lại giảm dần. Những hoạt động tiêu dùng thường thấy cũng xuất hiện ít hơn.

Thứ hai: Hãy tập trung vào các giá trị gia đình

Khi chiến tranh nổ ra, chúng ta sẽ phải rời bỏ các làng quê để tập hợp dưới lá cờ đấu tranh. Chúng ta sẽ có xu hướng tìm kiếm những hình ảnh về không khí gia đình ấm cúng bên lò sưởi trong các quảng cáo thay cho những hình ảnh hấp dẫn của thể thao, những chuyến phiêu lưu hay chủ nghĩa cá nhân.

Đẩy mạnh marketing trong thời kỳ suy thoái, tại sao không?Sự hài hước và sự hấp dẫn sẽ không có mặt trong nỗi sợ hãi. Việc buôn bán thiệp chúc mừng, dịch vụ điện thoại, những tiêu dùng cho đồ nội thất gia đình khi cần thiết và giải trí gia đình sẽ tiếp tục tăng. Bởi lẽ sự bất ổn đó không chỉ bắt chúng ta phải ở nhà mà còn phải liên tục giữ liên lạc với gia đình và bạn bè.

Thứ ba: Duy trì chi phí cho các hoạt động marketing

Đây không phải là thời điểm để cắt giảm các chương trình quảng cáo. Nhiều tài liệu cho thấy rằng khi các thương hiệu tăng cường hoạt động quảng cáo của mình trong thời kỳ suy thoái kinh tế, khi các đối thủ đang cắt giảm nó, thì có thể giúp công ty tăng thị phần và sẽ có lợi với chi phí thấp hơn là lúc họ thực hiện điều đó trong thời kỳ kinh tế phát triển bình thường.

Các hãng giàu có hơn có thể xem xét tỷ lệ quảng cáo ở mức độ vừa phải và duy trì chúng trong một vài năm. Nếu bạn phải cắt giảm chi phí cho hoạt động marketing, hãy cố gắng duy trì tần suất quảng cáo bằng việc thay thế các quảng cáo trên tivi bằng việc quảng cao trên đài, hoặc tăng việc sử dụng các hình thức quảng cáo trực tiếp để có tác động lên doanh số ngay lập tức.

Thứ tư: Hãy điều chỉnh cho phù hợp các danh mục mặt hàng

Những người làm marketing phải dự đoán được nhu cầu cho mỗi loại hàng hóa trong danh mục các mặt hàng, khi mà người tiêu dùng chọn mua những sản phẩm có giá rẻ hơn và chỉ nhấn mạnh vào chất lượng hàng, ví dụ như xe ô tô với ít chức năng hơn. Trong những thời điểm khó khăn, các loại hàng hóa đa chức năng sẽ được ưa thích hơn là các mặt hàng chuyên dụng, và các sản phẩm kém hơn trong danh mục cũng sẽ bị loại dần.

Đối với nhóm hàng tạp hóa, những chương hiệu riêng với chất lượng cao chiếm ưu thế hơn các thương hiệu riêng với chất lượng cao chiếm ưu thế hơn các thương hiệu có chất lượng quốc gia. Các khách hàng công nghiệp cũng không được tính riêng lẻ. Những mẹo quảng cáo cũng trở nên không có tác dụng, thực tế chỉ có chất lượng, sự an toàn, độ tin cậy và độ bền của hàng hóa mới có thể tồn tại được.

Nguồn Lanta Brand