Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần 3: Ngày đầu dựng nghiệp & Lược sử của RIM

Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần 3: Ngày đầu dựng nghiệp & Lược sử của RIM

Research In Motion (RIM), hãng di động từng là kẻ tiên phong trong lĩnh vực wireless email, giờ đây đã không còn đứng trên đỉnh vinh quang trong thị trường điện thoại thông minh. Với Android, iOS, và thậm chí Windows Phone đang dần chiếm lĩnh thị phần, hãng di động có trụ sở tại Waterloo, Ontario đang dần chìm trong cuộc chiến để thích nghi. Năm vừa qua là một chặng đường đầy chông gai và cũng là một bước ngoặt với RIM - một tập đoàn từng được nhìn nhận là sáng tạo và luôn đổi mới. Nhưng đó cũng có thể là sự bắt đầu... cho đoạn kết của RIM.

"Research In Motion", giờ đã sắp thành "Research, no Motion".

Mục lục:

Phần 1: Waterloo run rẩy
Phần 2: Trầy trật trong ngoài
Phần 3: Ngày đầu dựng nghiệp
Phần 4: Trỗi dậy huy hoàng
Phần 5: Đỉnh cao
Phần 6: Đe doạ tiềm ẩn
Phần 7: Sa lầy
Phần 8: Tương lai mờ mịt

Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần 3: Ngày đầu dựng nghiệp & Lược sử của RIM

Phần 3: Ngày đầu dựng nghiệp

“Nụ hôn của Thần chết”, theo như Lazaridis miêu tả sau này, “Là khi bạn cho phép marketing cản trở sự sáng tạo.”

Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần 3: Ngày đầu dựng nghiệp & Lược sử của RIM
Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần 3: Ngày đầu dựng nghiệp & Lược sử của RIM

Mike Lazaridis vẫn nghĩ rằng công ty của mình là một người mới nhập cuộc vào trò chơi của những ông lớn.

Văn phòng của công ty chỉ cách Đại học Waterloo vài toà nhà, nơi đã giúp ông trưởng thành và cũng là nơi mà ông đã quyên góp 123 triệu USD để hỗ trợ cho khoa học và toán học tại đây. Ông bắt đầu đại học vào năm 1979 với tư cách là một chàng trai trẻ thuộc tầng lớp lao động cổ cồn xanh, mẹ ông là một nhà báo kiêm thợ may, bố ông là chủ một cửa hàng bán lẻ. Khi ông bắt đầu học ngành kĩ thuật điện tử, ông đã bán đi một chiếc máy lựa chọn sử dụng trong các trò chơi giải đố với giá 600 USD để trang trải tiền học phí.

Đại học là quãng thời gian tuyệt vời đối với Lazaridis, vì nó giúp ông tìm được những tài nguyên cần thiết cho các dự án kĩ thuật mà ông từng mơ ước thực hiện khi còn trẻ. Lúc mới 4 tuổi, ông đã biến nhưng viên gạch xếp hình LEGO thành một mô hình máy quay đĩa nhạc, lúc 8 tuổi ông đã làm ra một cái đồng hồ quả lắc có thể chỉ thời gian thực sự. Ông liên tục học hỏi kiến thức, nhất là trong lĩnh vực vật lý và điện tử. Các tác phẩm khoa học viễn tưởng như Star Trek với Canuck William Shatner thủ vai là nguồn cảm hứng bất tận của ông. Trong bộ phim, những chiếc máy liên lạc không dây đã ám ảnh ông, đến mức thầy giáo trung học của Lazaridis, ông Mícinszki đã cảnh báo rằng, “Đừng quá dính dáng đến máy tính, bởi trong tương lai, điện tử, máy tính và các hình thức liên lạc không dây sẽ kết hợp lại với nhau và trở thành ‘The next big thing’.”

Tại Đại học danh tiếng Waterloo, ông tìm thấy những con người cùng chí hướng và một môi trường phù hợp để phát triển, nơi kiến thức được áp dụng vào thực hành. Khi ông nhập học, mọi sự chú ý được dồn vào công nghiệp máy tính đang phát triển mạnh mẽ. Một công ty mới tên là Microsoft bắt đầu thuê nhiều sinh viên tiềm năng tại Đại học Waterloo, tuy nhiên các máy tính mainframe (loại máy tính lớn được dùng tại các công ty, tập đoàn) vẫn đang thống trị ngành công nghiệp máy tính. Một công ty nổi tiếng chuyên sản xuất siêu máy tính, Control Data Corporation (CDC) là nơi đầu tiên mà Lazaridis thực tập, cũng là nơi ông học về xử lý thông tin tự động.

Cùng với người bạn từ nhỏ và cũng là một kĩ sư, Doug Fregin, chàng trai 23 tuổi Lazaridis quyết định chấp nhận rủi ro và thành lập nên công ty của riêng mình: Research In Motion.

Tại đây, ông bắt đầu phát triển triết lý kinh doanh cho RIM sau này, là nguồn gốc cho sự phát triển vượt bậc cũng như những khó khăn công ty này gặp phải trong tương lai. Một số công ty Nhật trở thành đối thủ của CDC, khiến công ty rơi vào thế phòng thủ. Theo như Lazaridis, bởi cố gắng chạy theo khách hàng mà đội ngũ marketing bắt đầu cản trở sự sáng tạo của các kĩ sư, khiến những con người tài năng này bắt đầu giản lược sản phẩm của mình đi để thoả mãn nhu cầu khách hàng thay vì tạo ra những sự đột phá. Họ dần trở nên nản chí và chuyển sang các công ty khác tại Silicon Valley, khiến CDC mất dần thế cạnh tranh của mình. Đây là một sai lầm mà Lazaridis tự nhắc nhở bản thân không được phép mắc phải: Công ty của ông sẽ nuôi dưỡng các kĩ sư, cho họ thời gian cũng như môi trường để kiến tạo nên tương lai. “Nụ hôn của Thần chết”, theo như Lazaridis miêu tả sau này, “Là khi bạn cho phép marketing cản trở sự sáng tạo.”

Trong suốt những năm đại học, ông làm việc với sự sáng tạo của chính mình. Khi còn học trung học, ông được làm quen với công nghệ truyền tin không dây bằng cách sử dụng loại radio nghiệp dư để phát sóng các dòng chữ lên màn hình TV. Tại Đại học Waterloo, ông hoàn thiện sản phẩm của mình và vào năm 1984, năm cuối đại học, ông phát triển nên một hệ thống tương tự, đồng thời tìm cách tạo ra các cơ hội kinh doanh. Dù thừa nhận rằng mình không có kinh nghiệm kinh doanh, ông vẫn được vị giáo sư kinh tế thuyết phục về tính khả thi của ý tưởng. Cùng với người bạn từ nhỏ và cũng là một kĩ sư, Doug Fregin, chàng trai 23 tuổi Lazaridis quyết định chấp nhận rủi ro và thành lập nên công ty của riêng mình: Research In Motion.

Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần 3: Ngày đầu dựng nghiệp & Lược sử của RIM

Lược sử của RIM

1984: RIM được thành lập.

1985: Hợp đồng đầu tiên từ General Motors trị giá 600,000$ cho màn hình hiển thị kết nối được.

1987: Lazaridis nhìn ra công nghệ dữ liệu không dây và quyết định đây sẽ là tương lai của công ty.

1988: Ted Rogers đăng kí bằng sáng chế cho Mobitex, công nghệ dữ liệu không dây đại chúng mang tầm quốc gia đầu tiên tại Bắc Mỹ.

1989: Lazaridis bắt đầu tư vấn cho công nghệ Mobitex.

1990: RIM giới thiệu sản phẩm DigiSync Film KeyKode Reader.

1992: Balsillie tham gia vào công ty; doanh số bán hàng vượt mức 1 triệu đô.

1994: RIM giới thiệu thiết bị đọc thẻ thanh toán POS sử dụng công nghệ dữ liệu không dây đầu tiên, sử dụng nền tảng Mobitex.

1996: Sản phẩm Inter@ctive Pager, máy tin nhắn hai chiều đầu tiên ra đời.

1998: Sản phẩm 950 Wireless Handheld ra mắt, sau này được gọi là BlackBerry.

1999: BlackBerry 850 Wireless Handheld PDA ra mắt.

2001: Vụ kiện bằng sáng chế với NTP bắt đầu.

2002: Toà án ra quyết định thiên về NTP, tuyên bố RIM phải bồi thường thiệt hại 23.1 triệu USD.

2003: Toà án đưa ra quyết định cấm bán sản phẩm BlackBerry tại Mỹ; phiên toà kháng án của RIM vẫn đang chờ xét xử.

2004: BlackBerry có hơn 2 triệu subscriber. Phiên toà kháng án chấp nhận quyết định về việc xâm phạm bản quyền.

2005: BlackBerry vượt mốc 4 triệu subscriber. Vụ kiện được đưa lên Toà án Tối cao Hoa Kỳ và bị bác bỏ.

2006: RIM và NTP giải quyết vụ kiện bằng sáng chế với số tiền lên tới 612.5 triệu đô. BlackBerry có hơn 5 triệu subscriber.

2007: Điều tra việc phát hành cổ phiếu tại RIM cho Ban lãnh đạo. Apple cho ra mắt iPhone. BlackBerry có hơn 12 triệu subscriber.

2008: Các dòng điện thoại Bold, Pearl Flip, và Storm ra đời. RIM và Motorola dính vào một vụ tranh chấp bằng sáng chế.

2009: BlackBerry App World ra mắt. Lượng subscriber vượt mốc 36 triệu.

2010: PlayBook ra đời. Lượng subscriber đạt mốc 55 million.

2011: PlayBook ra mắt với nhiều nhận xét trái chiều. Lượng subscribers chạm mốc 75 million. Sự cố máy chủ ngừng hoạt động vào tháng 10.

2012: Lazaridis và Balsillie rời bỏ chức vụ CEO, chỉ định Thorsten Heins là Chief Executive Officer duy nhất.

Nguồn The Verge