Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần 2: Trầy trật trong ngoài

Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần 2: Trầy trật trong ngoài

Research In Motion (RIM), hãng di động từng là kẻ tiên phong trong lĩnh vực wireless email, giờ đây đã không còn đứng trên đỉnh vinh quang trong thị trường điện thoại thông minh. Với Android, iOS, và thậm chí Windows Phone đang dần chiếm lĩnh thị phần, hãng di động có trụ sở tại Waterloo, Ontario đang dần chìm trong cuộc chiến để thích nghi. Năm vừa qua là một chặng đường đầy chông gai và cũng là một bước ngoặt với RIM - một tập đoàn từng được nhìn nhận là sáng tạo và luôn đổi mới. Nhưng đó cũng có thể là sự bắt đầu... cho đoạn kết của RIM.

"Research In Motion", giờ đã sắp thành "Research, no Motion".

Mục lục:

Phần 1: Waterloo run rẩy
Phần 2: Trầy trật trong ngoài
Phần 3: Ngày đầu dựng nghiệp
Phần 4: Trỗi dậy huy hoàng
Phần 5: Đỉnh cao
Phần 6: Đe doạ tiềm ẩn
Phần 7: Sa lầy
Phần 8: Tương lai mờ mịt

Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần 2: Trầy trật trong ngoài

Phần 2: Trầy trật trong ngoài

Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần 2: Trầy trật trong ngoài

Nhiều đánh giá cho rằng PlayBook là một sản phẩm gây thất vọng.

Việc bán ra một sản phẩm thiếu tính năng tạo ra thương hiệu của mình - email - là một điều không thể hiểu nổi.

Cho dù phần cứng được thiết kế tốt, phần mềm của thiết bị lại thiếu nhiều chức năng so với các đối thủ - trong khi thời gian phát triển lại rất dài. Thậm chí gây bất ngờ hơn là việc PlayBook thiếu hẳn các chức năng quản lý lịch, danh bạ và email. Một bản update được hứa hẹn là sẽ bổ sung thêm các tính năng này, tuy nhiên đối với Research In Motion, việc bán ra một sản phẩm thiếu tính năng tạo ra thương hiệu của mình - email - là một điều không thể hiểu nổi. Để bào chữa cho việc này, RIM cho rằng người tiêu dùng muốn được tự do sử dụng và điều chỉnh thiết bị BlackBerry của họ. Balsillie nói với Bloomberg rằng những lời phàn nàn về việc thiếu trình quản lý email là "đã coi trọng một tính năng không phải là cốt yếu mà chúng tôi nhận thấy ở những khách hàng doanh nghiệp và người sử dụng webmail", và "người sử dụng nên bình tĩnh chờ đợi các bản update tiếp theo". Tuy nhiên, doanh thu bán hàng ban đầu tỏ ra không khả quan; người tiêu dùng chỉ tỏ ra hứng thú với đợt giảm giá xuống 300$ vào cuối năm; RIM cũng thừa nhận việc lượng cầu thấp và công ty đã phải giảm 485 triệu USD giá trị số PlayBook tồn kho. Cuối cùng, chiếc tablet của RIM đã bị "root" bởi một công cụ tên là "Dingleberry". Việc hack vào thiết bị cho phép người dùng thay đổi những vùng bảo mật của chiếc tablet - và sau đó RIM buộc phải khoá lại những vùng này để rồi lại bị hack lại. Trò chơi mèo-vờn-chuột đã chính thức bắt đầu.

Cũng cùng lúc với sự thất bại của sản phẩm mới, vào tháng 7, công ty công bố cắt giảm 2,000 nhân công, tương đương với 10.5% toàn bộ lực lượng nhân viên và miêu tả đây là một "chương trình tối ưu hoá chi phí". Động thái này đã khiến lượng nhận viên của RIM giảm xuống bằng như đợt đầu năm; công ty này cũng nói rằng sự tăng trưởng nhanh chóng của họ thực chất là việc lực lượng nhân viên đã tăng lên 4 lần trong vòng 5 năm trở lại đây". Việc cắt giảm nhân công lần này không chỉ là một dấu hiệu xấu, mà thậm chí còn có nghĩa là RIM tuyển thêm hàng nghìn nhân công chỉ đề cắt giảm một số lượng tương ứng vào các tháng tiếp theo. Đây không phải là một tín hiệu tích cực đối với các chiến lược lâu dài của công ty này.

Lịch sử trầy trật của BlackBerry Playbook

Từ đầu đến giữa năm 2010: Cho dù sự khẳng định của Mike Lazaridis rằng thị trường và chức năng của tablet là "rất khó để có thể phán xét", nhiều lời đồn cho rằng công ty này đang phát triển một thứ gì đó. Vào tháng 6, Wall Street Journal đưa tin rằng RIM đang phát triển một chiếc tablet và "đang trong giai đoạn đầu", đồng thời có thể bắt đầu bán ra thị trường sớm nhất vào cuối năm. Trong các tháng tiếp theo, nhiều thông tin chi tiết hơn được tiết lộ, kèm theo 2 cái tên có thể sẽ được đặt cho sản phẩm mới. "BlackPad" và "SurfBook".

Mùa thu 2010: RIM vẫn tiếp tục tung ra nhiều thông tin hơn, bao gồm giá và chi tiết kỹ thuật - dưới 500$ và nhanh hơn iPad. Nhiều đoạn demo ngắn cũng được công khai, tiết lộ thông tin về việc thiết bị mới có tên PlayBook sẽ được bán ra vào quý đầu tiên của năm 2011.

Ngày 25 tháng 10, 2010: Cùng với Giám đốc công nghệ của Adobe, Kevin Lynch tại hội nghị Adobe MAX 2010, Lazaridis trình diễn khản năng kết hợp với công nghệ AIR và khả năng tương tác với phần mềm Flash. Lazaridis nói, "Chúng tôi không hề muốn đánh mất các trải nghiệm internet cho một thiết bị di động nhỏ. Điều chúng tôi đang làm là cải thiện khả năng làm việc của thiết bị với internet."

Ngày 7 tháng 12, 2010: Lazardis xuất hiện cùng Karra Swisher và Walt Mossberg để trình diễn khả năng của PlayBook. Khi được hỏi về hệ điều hành mới cho điện thoại, ông ngần ngại, cho biết sự cần thiết của một chipset đa lõi. Phía sau sân khấu, theo một nguồn tin từ một người có mặt, Lazaridis gặp vị cựu CEO của tập đoàn Palm, ông Jonathan Rubinstein. Vị CEO này rút ra chiếc Palm Pre và so sánh khả năng multi-tasking theo thẻ với khả năng tương tự của PlayBook. Lazaridis, theo nguồn tin này cho biết, tỏ ra bối rối. Nhóm phát triển webOS của HP tiến thêm một bước nữa vào tháng 3 năm 2011, với việc giám đốc marketing sản phẩm Jon Oakes cho rằng có nhiều "sự tương đồng khó hiểu" giữa giao diện của TouchPad và chiếc BlackBerry PlayBook.

Tháng 2 năm 2011: RIM công bố các lựa chọn kết nối mạng của PlayBook, bao gồm Wi-Fi, LTE, HSPA, và các lựa chọn khác nhau cho chuẩn WiMax. Rim cũng hợp tác với Sprint với hi vọng rằng một chiếc PlayBook hỗ trợ WiMax sẽ có thể được bán ra vào mùa hè, và các lựa chọn cho AT&T và Verizon sẽ được ra mắt vào năm sau.

Tháng 4 năm 2011: PlayBook bắt đầu được bán ra tại Mỹ và Canada; RIM cũng hứa hẹn về một trình quản lý email sẽ ra mắt trong vòng 60 ngày tiếp theo.

Tháng 6 năm 2011: RIM nói rằng công ty này đã bán ra 500,000 chiếc PlayBook. Trong vòng 2 quý, họ cũng tuyên bố rằng sẽ bán tiếp được lần lượt 200,000 và 150,000 chiếc lần lượt cho mỗi quý. Tuy nhiên công ty này không công bố số liệu bán hàng cụ thể.

Tháng 8 năm 2011: Sprint huỷ kế hoạch hợp tác cho chiếc PlayBook hỗ trợ WiMax. RIM nói rằng công ty này đang tập trung để phát triển LTE, tuy nhiên AT&T và Verizon vẫn đang tỏ ra thiếu hợp tác; chiếc PlayBook hỗ trợ LTE vẫn chưa được bán ra.

Tháng 10 năm 2011: RIM công bố khả năng chạy app Android trên PlayBook; đồng thời hệ điều hành PlayBook OS 2.0 cũng sẽ được ra mắt vào tháng 2 năm 2012.

Tháng 11 năm 2011: PlayBook giảm giá xuống 199$ trong một khoảng thời gian nhất định, và sau đó xuống còn 99$ cho nhân viên của RIM. Các khách hàng nâng cấp nên phiên bản 5.0 cho Enterprise Server sẽ được nhận một chiếc PlayBook miễn phí. Tiếp đó, công cụ DingleBerry xuất hiện, cho phép người dùng "root" thiết bị của mình.

Tháng 12 năm 2011: RIM lỗ tới 485 triệu đô khi phải bán dưới giá mục tiêu cho các máy PlayBook còn lại, và thừa nhận rằng doanh số nhỏ hơn trước đó dự tính. Một xe tải trở hàng tại Indiana bị đánh cắp, kèm theo hơn 5,000 chiếc PlayBook bên trong.

Tháng 1 năm 2012: Wall Street Journal đưa tin về việc RIM đang làm việc cật lực cho một bản update mới của PlayBook, có nhiều khả năng sẽ thay đổi hoàn toàn phần cứng.

Tháng 2 năm 2012: RIM bắt đầu phát miễn phí PlayBook cho các nhà phát triển của hệ điều hành Android. Vào ngày 21 tháng 2, công ty này cho ra mắt hệ điều hành PlayBook OS 2.0, hỗ trợ trình quản lý email, lịch và danh bạ.

Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần 2: Trầy trật trong ngoài

Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần 2: Trầy trật trong ngoài

Một "cuộc di cư tập thể" của những người đứng đầu tại RIM cũng bắt đầu diễn ra.

Giám đốc marketing Keith Pardy rời đi vào tháng 3. COO Don Morrison nghỉ hưu vào tháng 7 sau một thời gian dài nghỉ dưỡng điều trị bệnh. (Việc này khiến Thorsten Heins, một trong số 2 COO phải gánh thêm nhiều tránh nhiệm và sau đó trở thành CEO). Brian Wallace, giám đốc mảng digital marketing và truyền thông chuyển sang Samsung Mobile, kéo theo cả Ryan Bidan, giám đốc phụ trách sản phẩm của PlayBook. Mike Kirkup, quản lý mảng Quan hệ với nhà phát triển cũng rời đi vào tháng 8; Tyler Lessard, phó giám đốc mảng Đối tác toàn cầu và Quan hệ với nhà phát triển ngừng làm việc vào ngay tháng tiếp theo.

Những người dùng tức giận đã lên Twitter và đưa hashtag #DearBlackBerry trở thành chủ đề trending.

Tuy nhiên dù sản phẩm PlayBook không đạt được kì vọng, việc cắt giảm nhân công và các thành viên ban lãnh đạo lần lượt ra đi, công ty này vẫn có thể trông chờ từ dịch vụ tuyệt vời của mình. Nhưng đến tháng 10, hệ thống máy chủ BlackBerry đã phải trải qua 4 ngày liên tục ngưng hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Trong 2 ngày đầu tiên, RIM phản ứng lại với công chúng bằng việc im lặng hoàn toàn và mặc việc xử lý khủng hoảng cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng. Những người dùng tức giận đã lên Twitter và đưa hastag #DearBlackBerry trở thành chủ đề trending. Cho đến tận ngày thứ 3, Lazaridis mới có một video xin lỗi người dùng. Việc server ngưng hoạt động và lí do chưa bao giờ được tiết lộ cho các khách hàng, tiêu tốn 50 triệu USD doanh thu. Trong cùng một thông báo, RIM cũng đính chính lại thời gian ram mắt của hệ điều hành BlackBerry 10 OS sẽ bị lùi lại cho đến tận cuối năm 2012 (tên của hệ điều hành này đã phải chuyển từ "BBX" sau khi RIM nhận ra thương hiệu này đã thuộc về ai đó từ trước) . Và trong khi công ty này tuyên bố họ đang chờ đợi một chipset mới cho chiếc "superphone" của mình, những lần trì hoãn cũng khiến người ta suy luận ra rằng thiết bị mới của RIM vẫn chưa sẵn sàng. Vào tháng 12, Lazaridis và Balsillie cắt lương của họ xuống còn 1 USD để thể hiện sự quyết tâm đối với thành công lâu dài của RIM.

Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần 2: Trầy trật trong ngoài

Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần 2: Trầy trật trong ngoàiVào cuối năm 2011, cổ phiếu của RIM đánh mất 75% giá trị, thấp nhất trong 7 năm vừa qua, thậm chí còn thấp hơn cả giá trị sổ sách và tổng giá trị tài sản của cả công ty. Thị trường đồn đại rằng RIM giờ đây thậm chí còn đáng giá hơn khi bán đi chỉ với các toà nhà, bằng phát minh và số PlayBook tồn kho - thay vì bán đi với tư cách là một công ty. Nhiều cổ đông yêu cầu môt sự thay đổi trong bộ máy quản lý của RIM, như là loại bỏ chế độ 2 CEO cùng điều hành, hay thậm chí là thay một ban lãnh đạo mới. Có nhiều lời đồn cho rằng RIM sẽ bị mua lại bởi các tập đoàn lớn như Amazon hay Microsoft (cùng đối tác Nokia), HTC, Samsung, tuy nhiên không có lời đồn nào trở thành hiện thực. Trong thực tế, RIM đã thẳng thừng từ chối lời đề nghị của Amazon.

Thậm chí cả những tin tốt cũng có thể trở thành tin xấu. Tuy thị phần của RIM tại Bắc Mỹ đã giảm, công ty này vẫn có một vị trí vững chắc tại các thị trường thế giới. Ở Jakarta, Indonesia, sự kiện ra mắt BlackBerry Bold 9790 Bellagio đã diễn ra. Sự kiện này hứa hẹn sẽ bán ra sản phẩm mới của mình chỉ với một nửa giá cho 1,000 khách hàng đầu tiên, và điều này đã thu hút rất nhiều người. Tuy nhiên không may mắn cho RIM là khi toàn bộ sản phẩm đã bán hết, đám đông bắt đầu trở nên hỗn loạn, khiến 1 số người bị thương. Cảnh sát Jakarta đã phải can thiệp và còn lên kế hoạch buộc tội 1 số nhân viên vì tội thiếu ý thức kiểm soát sự kiện, tuy nhiên điều này cũng không xảy ra.

Vụ hỗn loạn tại Jakarta đã tạo ra một vết nhơ cho RIM, nhưng ít nhất điều này cũng cho thấy vẫn còn có người muốn có một chiếc BlackBerry. Trong năm đó, tiếp tục nhiều tin xấu đến với RIM, gây ra nhiều suy nghĩ tiêu cực trong dư luận. Đầu tiên là việc 2 nhân viên của RIM lên máy báy tại Toronto đến Beijing của hãng Air Canada trong tình trạng say rượu. Họ làm loạn trên máy bay và sau đó bị áp chế bằng vũ lực, khiến máy bay phải quay lại để đáp ứng yêu cầu về an toàn. Họ tiếp đó bị bắt giữ và bị phạt lên tới 35,382 USD cho mỗi người.

Vậy điều gì đã khiến tình trạng này xảy ra? Tại sao mà Research In Motion - một công ty từng được kính trọng và được coi là nơi sáng tạo nhất trong thế giới công nghệ, nơi đã phát mình ra smartphone – lại có thể rơi vào tình trạng của kẻ thua cuộc như vậy? Và điều gì đã khiến cơ đồ của RIM dần tan biến?

Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần 2: Trầy trật trong ngoài

Mời bạn quay về quá khứ và những ngày đầu dựng nghiệp của RIM với "Phần 3 - Ngày đầu dựng nghiệp" vào ngày mai.

Nguồn The Verge