“Tết Phiền Vẫn Iu” – Một trong những chiến dịch tiên phong dành cho thế hệ CareGiver trong dịp Tết 2025

“Tết Phiền Vẫn Iu” – Một trong những chiến dịch tiên phong dành cho thế hệ CareGiver trong dịp Tết 2025

“Giới trẻ nghĩ gì nếu một ngày ‘vắng đi’ lời hỏi thăm từ bố mẹ?”. Câu hỏi tưởng chừng đơn giản lại mở ra nhiều góc nhìn mới giữa con cái và bố mẹ. Liệu lời hỏi thăm có mang “phiền toái” như mọi người thường nghĩ? Khám phá ngay trong bài viết dưới đây.

1. Bất ngờ trước loạt câu hỏi và cách ứng xử của người trẻ trước chữ “phiền”

Trong văn hóa Á Đông, gia đình đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Con cái luôn được bao bọc bởi tình yêu thương và sự quan tâm của ông bà, cha mẹ thông qua câu hỏi thăm, lời dặn dò hằng ngày. Theo thời gian, trưởng thành, tự lập, sống xa nhà, sợi dây liên kết dần có khoảng cách, có thể nhận thấy rõ nhất qua cách giao tiếp và cách trao nhận lời hỏi thăm. Cuộc trò chuyện hằng ngày có xu hướng bị thay thế bằng vài tin nhắn chờ, cuộc gọi nhỡ, lời hỏi thăm cũng trở nên hạn chế hơn.

Thường xuyên hỏi han là cách mà cha mẹ Á Đông thể hiện sự quan tâm đến con cái

Thường xuyên hỏi han là cách mà cha mẹ Á Đông thể hiện sự quan tâm đến con cái

Để hiểu rõ hơn về những tâm tư “khó nói”, một đoạn phỏng vấn nhỏ đã được thực hiện nhằm khám phá cách nhìn nhận của người trẻ trước những câu hỏi đôi khi bị hiểu lầm là sự “phiền”.

“Tết Phiền Vẫn Iu” – Một trong những chiến dịch tiên phong dành cho thế hệ CareGiver trong dịp Tết 2025

Việc quan tâm liệu có “phiền” như mọi người thường nghĩ.

Trả lời cho câu “Bạn thường được bố mẹ hỏi thăm chuyện gì?”, phần lớn các ý kiến đều xoay quanh những câu hỏi quen thuộc như: “Ăn cơm chưa?”, “Ăn sáng chưa?”, “Hôm nay có đi làm không?”, “Việc học hành thế nào rồi?”. Có thể nhận thấy, lời hỏi han nhận được từ bố mẹ khá giản dị, đời thường nhưng liệu sức nặng về giá trị có “bình thường” như chúng ta nghĩ?

Để làm rõ quan điểm trên, câu hỏi thứ 2 được đưa ra, nhằm đánh mạnh vào cảm nhận của người trẻ ngay khoảnh khắc nhận được lời hỏi thăm “mang tính phiền”. Một vài bạn không ngại chia sẻ thẳng thắn: “Đôi khi đang làm việc bận quá, không có thời gian trả lời thì mẹ cũng giận, mẹ trách sao nhắn tin không trả lời…”.

Ngược lại, có bạn bày tỏ rằng họ không thấy phiền bởi họ hiểu rằng những cuộc gọi không đơn thuần chỉ là hỏi han này kia mà là biểu hiện của sự quan tâm, nhớ con, nhớ cháu, suy cho cùng tất cả đều bắt nguồn từ tình yêu thương. Thậm chí, một số bạn còn có cảm giác trách bản thân vì đã không dành đủ thời gian để đáp lại sự quan tâm của bố mẹ một cách trọn vẹn.

2. Đừng đợi đến khi không còn lời hỏi thăm, mới nhận ra tầm quan trọng

Trong phần tiếp theo của cuộc phỏng vấn, một câu hỏi giả định được đặt ra: “Nếu một ngày không còn được bố mẹ ‘phiền’ nữa, bạn sẽ cảm thấy thế nào?”. Một vài bạn đã thẳng thắn chia sẻ họ sẽ “cảm thấy thiếu, thấy buồn” hoặc “thấy hụt hẫng, trống rỗng” và mong muốn “thà bố mẹ cứ phiền vậy hoài để đỡ lo”. Vài người khác xúc động thổ lộ “Đây là điều mình chưa dám nghĩ tới, không dám tưởng tượng vì khi đó mình không còn người nào đó có thể quan tâm mình sâu sắc từ tận đáy lòng”.

“Tết Phiền Vẫn Iu” – Một trong những chiến dịch tiên phong dành cho thế hệ CareGiver trong dịp Tết 2025

“Phiền” thực chất là minh chứng cho sức khoẻ bố mẹ vẫn còn vững vàng.

Từ ngoài nhìn vào có thể thấy người trẻ có chút vô tâm trước những tin nhắn, cuộc gọi từ bố mẹ, nhưng thực chất ẩn sâu bên trong, họ vẫn dành rất nhiều tình cảm cho gia đình. Lời hỏi thăm ngỡ là “phiền” thực chất là biểu hiện của tình yêu thương vô điều kiện. Chỉ với một câu hỏi nhỏ nhưng mang đến giá trị sâu sắc, là sợi dây kết nối, giúp mối quan hệ gia đình trở nên khăng khít hơn.

3. Để gia đình đủ đầy, hãy chăm lo sức khoẻ đầu tiên

Thấu hiểu tâm tư người dùng, nhãn hàng Anlene đã thành công lồng ghép lời hỏi han “phiền toái” nhằm làm nổi bật hành động quan tâm sức khoẻ trong chiến dịch Tết Ất Tỵ 2025.

MV mở đầu bằng cách đặt câu hỏi dí dỏm “Có bao giờ các bạn thấy ba mẹ mình phiền không?”. Tiếp nối là chuỗi hoàn cảnh liên tiếp để diễn giải cho câu hỏi ấy “Đã trải qua bao nhiêu thời gian, từ lần cuối mà con gọi về nhà, mẹ và ba luân phiên hỏi han, mà con vẫn chẳng quan tâm gì cả” để rồi sau một năm đi xa trở về, người con mới nhận ra “đến hôm nay con mới thấy, sức khỏe mẹ ba thêm hao gầy, con chỉ mãi mê đi tìm sự thành công mà lại quên mất đi điểm tựa ở trong lòng”.

“Tết Phiền Vẫn Iu” – Một trong những chiến dịch tiên phong dành cho thế hệ CareGiver trong dịp Tết 2025

Anlene thành công truyền tải thông điệp ý nghĩa trong mùa Tết Ất Tỵ 2025.

Ở đoạn kết, Anlene nhắn nhủ người trẻ khi ba mẹ còn “phiền”, còn nhắn tin, hỏi han nghĩa là họ vẫn khỏe. Với câu nói "Ba trăm sáu lăm ngày trong năm là để chăm sóc, không phải chỉ đơn giản hỏi thăm đôi câu rồi bỏ qua”, phản ánh rõ thông điệp từ Anlene, nhấn mạnh việc quan tâm sức khỏe mẹ ba cần thực hiện mỗi ngày chứ không chỉ gói gọn trong dịp Tết. Còn gì vui hơn khi mỗi mùa Tết trôi qua, nhà luôn đủ người, bậc sinh thành vẫn mạnh khoẻ.

Thông qua chiến dịch lần này, Anlene một lần nữa khẳng định vị thế chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, đóng vai trò như “người đồng hành”, giải pháp chăm sóc sức khỏe vận động cơ xương khớp cho hàng triệu người lớn tuổi Việt Nam.

Xem ngay MV “Tết Phiền Vẫn Iu” từ Anlene để Tết Ất Tỵ 2025 thêm nhiều điều ý nghĩa nhé.

Nguồn Anlene