“Luồng gió mới” ngành Dược: Khi sáng tạo là “liều thuốc” truyền thông hiệu quả

“Luồng gió mới” ngành Dược: Khi sáng tạo là “liều thuốc” truyền thông hiệu quả

Trong thời đại thông tin bùng nổ, xu hướng đọc lướt thông tin đang trở thành thói quen phổ biến của người dùng mạng xã hội. Điều này đặc biệt thách thức với lĩnh vực Sức khỏe – Y Dược, nơi thông tin cần “vừa đúng, vừa đủ” để tránh những hiểu lầm đáng tiếc. Trong bối cảnh này, việc truyền thông “thông minh” càng được đề cao hơn bao giờ hết, vậy bạn nghĩ sao khi ngành Dược bắt tay cùng Truyền thông Sáng tạo?

Sự kết hợp khéo léo giữa kiến thức chuyên môn và ngôn ngữ truyền thông hiện đại, là điều mà Tổng Hội Y học Việt Nam và Takeda – một thương hiệu uy tín trong ngành Dược, đã và đang làm rất tốt.

Nếu quảng cáo truyền thống trước đây luôn tập trung vào việc liệt kê dày đặc các thông tin: dấu hiệu, tác hại, thành phần, công dụng,... dễ khiến người xem nhanh lướt qua, thì sự xuất hiện gần đây của Fanpage “Sốt xuất huyết: Sự thật bất ngờ” được nhiều marketer đánh giá cao về tính mới lạ. Fanpage thu hút 13.000 người theo dõi chỉ sau 20 ngày lập trang, thành công “đập tan” những lầm tưởng tai hại về căn bệnh sốt xuất huyết. Chiến dịch được ví như một “luồng gió mới” trong ngành Dược, với việc đổi mới trong cách truyền tải thông điệp, sử dụng hình ảnh minh họa sinh động và áp dụng xu hướng video ngắn bắt mắt, vui nhộn. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau nhé.

Fanpage “Sốt xuất huyết: Sự thật bất ngờ”.

Fanpage “Sốt xuất huyết: Sự thật bất ngờ”.

Làm chủ việc sử dụng Brand tone of voice (tạm dịch: Giọng điệu thương hiệu) là yếu tố giúp Fanpage này thu về lượt tương tác “khủng” khi chỉ mới gia nhập đường đua truyền thông ngành Dược. Fanpage “Sốt xuất huyết: Sự thật bất ngờ” tập trung vào việc “đào sâu insight” để tiếp cận đa dạng đối tượng.

Điển hình là bài đăng “Album Nóng sốt” đã thu về hàng ngàn lượt tương tác từ người dùng mạng xã hội với ý tưởng hài hước, nắm bắt xu hướng. Bài đăng tận dụng những điểm đặc trưng của loài muỗi vằn từ hình ảnh đến âm thanh “vo ve lo-fi” nhưng với phong cách meme hài hước và thể hiện dưới định dạng một playlist nhạc. Từ đó khéo léo thể hiện sự phiền toái và nhắc nhở một cách sinh động về sự tồn tại của thủ phạm “nhỏ nhưng có võ” siêu nguy hiểm này.

Album “Nóng Sốt”.

Album “Nóng Sốt”.

Song song với yếu tố giải trí, chiến dịch vẫn tinh tế lồng ghép thông tin y tế chính thống gần “53.000 người đã mắc bệnh sốt xuất huyết chỉ trong 8 tháng đầu năm” (theo thống kê Bộ Y tế) nhấn mạnh sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết và phạm vi lan rộng của muỗi vằn – thủ phạm gây bệnh, xuất hiện ở khắp mọi nơi từ nông thôn đến thành thị. Khác với phong cách truyền thông cũ với chất liệu “truyền thống” như: hình ảnh bác sĩ, chuyên gia mặc áo blouse trắng, những dấu hiệu đau đớn, hay hậu quả nghiêm trọng gây tâm lý nặng nề với người xem, trang thông tin lựa chọn hướng truyền thông tích cực, hình ảnh vui vẻ, hiện đại, để tập trung vào việc tuyên truyền bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, nhằm góp phần nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh trong cộng đồng một cách hiệu quả.

“Luồng gió mới” ngành Dược: Khi sáng tạo là “liều thuốc” truyền thông hiệu quả

Điểm nhấn truyền thông cho toàn chiến dịch là chuỗi 05 TVC ngắn “Sự Thật Bất Ngờ” nhằm “phá vỡ” 05 lầm tưởng tiêu biểu mà mọi người thường truyền tai nhau về sốt xuất huyết càng khiến căn bệnh “khó chiều” này dần trở nên phức tạp, nghiêm trọng theo thời gian:

  • Sốt xuất huyết chỉ có ở nông thôn nên người thành thị không phải lo?
  • Sốt xuất huyết uống thuốc là khỏi ngay?
  • Sốt xuất huyết dọn nhà sạch là không lo có muỗi?
  • Sốt xuất huyết chỉ bị 1 lần thôi không bao giờ tái lại?
  • Sốt xuất huyết sức đề kháng yếu mới mắc bệnh còn trẻ khỏe thì không cần lo?

Video sử dụng hình thức video ngắn với nhịp độ nhanh, lồng ghép những tình huống đời thường quen thuộc để kể lại câu chuyện tưởng chừng như “đã cũ” về bệnh sốt xuất huyết một cách thú vị hơn – khắc họa hình ảnh muỗi vằn xuất hiện ở mọi nơi, từ: chậu cây, lọ hoa, những vật dụng không ngờ tới hay kể cả là xuất hiện từ nhà hàng xóm cạnh bên…cho thấy bất cứ ai, dù đã từng mắc bệnh hay chưa, đều có thể trở thành “nạn nhân” tiếp theo. Dựa theo hướng triển khai vấn đề – giải pháp và áp dụng xu hướng tiêu thụ nội dung ngắn của thị trường, chiến dịch giúp tối ưu hóa khả năng lan truyền rộng rãi và hiệu quả tiếp cận công chúng để truyền tải thông điệp một cách tự nhiên, hữu ích, và dễ hiểu hơn bao giờ hết.

Hướng đi đầy mới mẻ của chiến dịch đã vượt qua rào cản thông tin y tế khô khan, thay vào đó là sự gần gũi với văn hoá và đời sống thực tế. Sự thành công của chiến lược này được thể hiện qua việc thúc đẩy người xem chủ động phòng ngừa, bất kể độ tuổi hay thể trạng, từ đó lồng ghép khéo léo thông tin quan trọng về việc “Bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nhưng giờ đây đã có thể phòng ngừa bằng tiêm chủng”.

Fanpage “Sốt xuất huyết: Sự thật bất ngờ” nói riêng và cả dự án truyền thông của Tổng Hội Y Học Việt Nam và Takeda nói chung không chỉ đơn thuần là một kênh cung cấp thông tin y tế khoa học, mà còn được đánh giá là một “luồng gió mới” trong truyền thông sức khỏe cộng đồng. Chính nhờ sự kết hợp hài hòa giữa thông tin y tế chính thống, cùng yếu tố sáng tạo thông minh từ vị trí Agency trong chiến lược truyền thông đã giúp tạo nên sự viral không tưởng cho cả chiến dịch. Thành công của trang truyền thông đã “đặt nền móng” cho các chiến dịch y tế khác, khuyến khích sự đầu tư nhiều hơn vào nội dung chất lượng, sáng tạo và gần gũi với cộng đồng, từ đó mở ra hướng đi mới cho truyền thông sức khỏe trong tương lai.

Nguồn Dentsu Redder