Sáng tạo để tạo số: Công thức “tạo nét” mùa Tết giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả
Khởi sự thăng hoa cho mùa Tết, doanh nghiệp không thiếu những khu vườn ý tưởng đầy ắp sáng tạo. Tuy nhiên, sáng tạo như thế nào là phù hợp, hiệu quả, và quan trọng nhất, làm sao để sáng tạo có thể tạo số? Cùng giải mã công thức sáng tạo để tự tin hái lộc trong mùa mua sắm lớn nhất trong năm!
Sáng tạo mang lại kết nối và niềm vui
Theo khảo sát, 7 trên 10 người dùng cho biết họ lên TikTok để chia sẻ không khí đón mừng Tết, cũng như mong đợi được xem những người dùng khác đón Tết như thế nào. Thông qua những nội dung của cộng đồng, người dùng TikTok không chỉ tìm thấy cảm hứng từ không khí lễ hội, mà còn có thêm ý tưởng để chuẩn bị Tết và ăn mừng năm mới. Trong đó, 98% người dùng cho biết sẽ “click” vào sản phẩm, bỏ vào giỏ hàng, chia sẻ với bạn bè… hoặc thực hiện một hành động bất kỳ khi nhìn thấy quảng cáo trên TikTok.
Ở đâu có tiếng cười, ở đó có Tết. Chính vì vậy, thương hiệu hãy nắm bắt và tận dụng những xu hướng này để tạo ra nội dung Tết mang tính giải trí và kết nối với người dùng mục tiêu.
-
Tết Flex
“Flex đến hơi thở cuối cùng” là nhu cầu của cộng đồng mạng. Trong dịp Tết năm nay, thương hiệu có thể tận dụng sức nóng này để tạo trend “Tet Flex” – tạo ra không gian cho người dùng TikTok khoe về ngày Tết ở gia đình, địa phương nơi họ sinh sống.
Với những công ty tài chính, vì sao không tạo ra trào lưu cho phép người dùng được khoe về thành quả đầu tư năm vừa qua, hay những khoảnh khắc đập heo đầy bất ngờ? Còn với các thương hiệu thuộc ngành F&B, hãy thử khuyến khích mọi người khoe mâm cỗ ngày Tết và những bữa ăn truyền thống.
Mảng chăm sóc dọn dẹp nhà cửa thì có thể “tôn vinh” những kỹ năng dọn dẹp, không nhất thiết phải luôn là những kỹ năng hữu ích, nếu nó không hữu ích, nó vẫn có thể tạo nên tiếng cười giải trí.
-
Nỗi đau tươi đẹp (Tet’s beautiful struggles)
Thương hiệu hãy thử biến những điều vẫn thường được xem “niềm đau” mỗi năm, thành những ký ức mà chúng ta không thể không mỉm cười khi nhớ về.
Đến thăm nhà người yêu vào dịp tết, gặp mặt phụ huynh là những cuộc gặp gỡ khiến nhiều người “đau đầu”, thương hiệu hãy chia sẻ cho mọi người cách để những cuộc hội thoại này không còn căng thẳng. Hay vẫn là câu chuyện dọn nhà, vốn được xem nỗi “ám ảnh” với nhiều người vào dịp tết, giới thiệu “tips” dọn nhà giúp đỡ đau lưng...
Vẫn là tips, nhưng có thể chuyển thành tips phối đồ thời trang ngày tết. Mưa và rét trong ngày khai xuân ở miền Bắc từng được xem là “niềm đau” của nhiều người khi trót sắm một tủ đồ váy áo thướt tha nhưng thời tiết thì quá lạnh để mặc chúng ra đường. Vậy tại sao không thử tạo ra các video “thời trang phang thời tiết” vừa mang lại tiếng cười vừa có thể biến “nỗi đau” thành niềm vui?
-
Tết không lãng phí (Zero-waste Tet)
Tết vốn là mùa mua sắm của năm, thương hiệu có thể khuyến khích mọi người có trách nhiệm hơn trong việc tiêu dùng và ăn uống để không lãng phí và hạn chế rác thải.
Với thương hiệu nước xả, sẽ rất ý nghĩa nếu có thể khéo léo lồng ghép tính năng của sản phẩm, thông qua câu chuyện giúp người dùng lưu giữ những bộ đồ Tết đã cũ và mặc lại vào mùa Tết năm nay (trend mặc lại đồ của mẹ). Còn nếu là ngành hàng gia vị nước chấm thì hãy giúp người dùng giải cứu những món ăn thừa ngày tết.
Thương hiệu là sản phẩm tiêu dùng nhanh có thể hướng dẫn mọi người sử dụng bao bì sản phẩm để tạo ra những món đồ thủ công dễ làm và có tính ứng dụng cao, chẳng hạn như làm hộp tiết kiệm.
-
Tết “Lãng Mợn” (Valen-Tet)
Một thông tin thương hiệu nên lưu tâm trong dịp Tết 2024 là ngày mùng 5 Tết cũng sẽ chính là ngày Lễ Tình Nhân (Valentine). Thương hiệu hãy trở thành người bạn đồng hành giúp các cặp đôi thông qua những chiếc điện thoại với camera đỉnh chóp ghi lại kỷ niệm trong những chuyến phiêu lưu đôi.
Các sàn thương mại điện tử (E-commerce) có thể giúp “bắt mạch”, “dò ý” đối phương trong việc tặng quà. Nếu là nhãn hiệu xe máy thì có thể tạo ra các ý tưởng, punchline đưa đón giúp tán tỉnh, thả thính, tìm được nửa kia.
Sáng tạo không phải để thoả mãn cái tôi, mà để mang đến hiệu quả
Doanh nghiệp luôn bị mắc kẹt trong ranh giới giữa sáng tạo và hiệu quả. Để cân bằng điều này, TikTok đã mang đến gợi ý 3R (Recut – Remix – Re-imagine) nhằm tối ưu hoá hiệu quả ở mọi khâu sáng tạo.
Đừng chỉ “recut” nội dung bằng cách cắt hay chỉnh sửa kích thước lại từ các video sẵn có. Thương hiệu hãy thông qua việc thêm thắt các yếu tố sáng tạo từ TikTok và người dùng, “remix” nội dung để có một tài sản quảng cáo mới lạ và “ngon lành”. Song song, thương hiệu cũng cần sử dụng sức mạnh công nghệ để tạo ra thêm cách tiếp cận và tương tác mới với người tiêu dùng (reimagine).
Tương ứng với từng giai đoạn trong quá trình sáng tạo: từ khi lên ý tưởng (Ideation) đến khâu sản xuất (Production), tối ưu hóa (Optimization) và cuối cùng là đánh giá kết quả (Evaluation), TikTok đều mang đến nhiều giải pháp sáng tạo (creative solutions) phù hợp để có thể giúp doanh nghiệp sáng tạo dễ dàng và hiệu quả hơn:
Với Ideation, TikTok cung cấp Creative Center, công cụ cho phép các nhà sáng tạo và các nhà tiếp thị có thể tiếp cận các xu hướng mới nhất trên TikTok, từ xu hướng nội dung video đến các hashtag, bài hát, nhà sáng tạo và video thịnh hành theo khu vực và ngành.
Khi chuyển sang giai đoạn Production, doanh nghiệp có thể sử dụng Creative Exchange để được kết nối với đơn vị cung cấp dịch vụ sáng tạo chuyên nghiệp, hỗ trợ sản xuất những video quảng cáo từ đầu đến cuối.
Nếu vẫn còn băn khoăn về nhà sáng tạo, hãy thử sử dụng Creator Marketplace để được gợi ý những nhà sáng tạo phù hợp nhất đối với từng chiến dịch. Ngoài ra, đừng bỏ qua ứng dụng CapCut giúp chỉnh sửa và tạo nội dung gọn nhẹ, dễ dàng với vô vàn template sẵn có.
Cuối cùng, ở giai đoạn Optimization và Evaluation, đừng quên sử dụng Smart Creative và Creative Diagnosis của TikTok để tối ưu hóa việc kết hợp nội dung quảng cáo hay khả năng tạo quảng cáo tự động, cũng như phân tích dữ liệu từ các nội dung đang chạy.
Sáng tạo cần sự tự nhiên, hòa hợp với nền tảng
Trong quá trình biến ý tưởng thành hiện thực, thương hiệu đừng quên thêm vào những “gia vị” đặc trưng của nền tảng như: âm nhạc (sound), hiệu ứng hình ảnh hay âm thanh (image or sound effect), hiệu ứng chuyển cảnh ấn tượng (transition effect), biểu tượng text ngập tràn không khí Tết (filter & text).
Khi thương hiệu có được những cú hích đầu tiên, hãy phối hợp thêm những nội dung, giải pháp và tài sản quảng cáo khác để đi hết hành trình người dùng và tạo ra chuyển đổi: phối hợp giữa hiệu ứng thương hiệu (brand effect), nội dung liên quan đến tính năng sản phẩm (product) và các nhà sáng tạo nội dung (creator) để truyền tải thông điệp.
Một case-study điển hình cho hành trình này là sự hợp tác giữa thương hiệu bánh quy OREO với nhóm nhạc K-Pop BLACKPINK. OREO đã mở màn cho sự kết hợp này bằng TVC với hình ảnh 4 nữ idol của nhóm nhạc BLACKPINK thỏa sức vui đùa, cùng “xoay bánh – nếm kem – chấm sữa” với OREO.
Tiếp ngay sau đó, TikTok challenge “Tỏa sáng như Idol với OREO BLACKPINK” cùng brand effect “hồng đen” với khung nền tròn tựa như những chiếc bánh OREO, theo sau bởi TVC giới thiệu những điểm đặc biệt trong phiên bản giới hạn lần này. OREOxBLACKPINK tiếp tục “phủ sóng” TikTok khi các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng bắt đầu đăng tải các clip “unbox” đầy bất ngờ.
Cuối cùng, thương hiệu cần giữ được sự liên kết và tính nhất quán giữa các tài sản quảng cáo. Chẳng hạn như một nội dung âm nhạc thống nhất, một câu chuyện có thông điệp xuyên suốt và rõ ràng. Ngoài việc cung cấp thông tin, để có thể tạo ra chuyển đổi, thương hiệu cũng cần có CTA (call to action) thuyết phục để người dùng hành động, hoặc tạo ra những nội dung có liên kết mạnh mẽ với cảm xúc.
Mùa Tết năm nay, TikTok cũng mang đến các gói tài trợ độc quyền, được thiết kế với mục tiêu chạm đến từng điểm trong hành trình của người tiêu dùng trên nền tảng. Xem trọn vẹn các giải pháp TikTok cung cấp cho mùa Tết năm nay và liên hệ tư vấn với Partnership Managers của TikTok để khám phá các giải pháp và ý tưởng sáng tạo tại: https://tiktoktet2024.splashthat.com/
Phố Hương
Nguồn TikTok for Business