TikTok đang đối mặt với những thử thách nào trên sân chơi Shoppertainment Việt Nam?

TikTok đang đối mặt với những thử thách nào trên sân chơi Shoppertainment Việt Nam?

Dựa trên số liệu của nghiên cứu giữa TikTok và tập đoàn Boston Consulting Group, xu hướng Shoppertainment sẽ tăng từ nay đến năm 2026 và tại thị trường Việt Nam sẽ đạt đến con số là 8 tỷ USD.

TikTok đã ra mắt TikTok Shop được một hơn 1 năm. Cộng hưởng cùng làn sóng Shoppertainment, TikTok Shop đã có sự tăng trưởng rất lớn trong năm vừa qua. Hàng triệu doanh nghiệp thị trường Việt Nam đã sử dụng TikTok Shop, đưa nền tảng một bước lọt Top 3 thị trường TMĐT Việt Nam (báo cáo của Metric đến cuối năm 2022), vượt mặt “đàn anh” là Sendo và Tiki.

Trong đó, Shoppertainment được hiểu là mua sắm giải trí. Và với nền tảng TikTok, rất nhiều nội dung trên nền tảng được thực hiện dựa trên yếu tố giải trí, mang lại niềm vui cho người xem. Đó là yếu tố đầu tiên và tiên quyết để một video có thể trở nên viral hoặc lên xu hướng. Tính đến nay, TikTok ghi nhận ROI (Tỷ suất hoàn vốn) tăng hơn 1,6 lần so với các nền tảng truyền thông khác. 84% cửa hàng cho thấy mức tăng trong GMV trung bình hàng ngày sau khi chạy Quảng cáo Shop Ads là hơn 352%.

Thị trường Shoppertainment tại Việt Nam sẽ đạt 8 tỷ USD vào năm 2026

Năm 2022, giá trị thị trường của Shoppertainment đạt 500 tỷ USD ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, các thị trường trọng điểm có Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia và Việt Nam. Dựa trên số liệu của nghiên cứu giữa TikTok và tập đoàn Boston Consulting Group, xu hướng Shoppertainment sẽ tăng từ nay đến năm 2026 và tại thị trường Việt Nam sẽ đạt đến con số là 8 tỷ USD.

TikTok đang đối mặt với những thử thách nào trên sân chơi Shoppertainment Việt Nam?

Việt Nam là một trong những thị trường phát triển ấn tượng nhất của xu hướng Shoppertainment tại Đông Nam Á.

Báo cáo cũng dự đoán Việt Nam là một trong những thị trường phát triển ấn tượng nhất của xu hướng TMĐT mới này ở khu vực Đông Nam Á (bên cạnh Indonesia và Thái Lan). Tại 3 thị trường này cùng với Úc, Shoppertainment sẽ đạt tốc độ 63% tăng trưởng kép hàng năm (Compounded Annual Growth Rate – CAGR) trong vòng 3 năm tới, đồng thời tăng gấp 4 lần giá trị từ 24 tỷ USD lên 100 tỷ USD.

“Đó là một con số rất lớn giúp cho các doanh nghiệp có thể dựa trên xu hướng này để phát triển kinh doanh. Các doanh nghiệp ở thị trường Việt Nam sẽ phải dựa trên xu hướng Shoppertainment để sản xuất nội dung quảng cáo làm sao để không làm cho người dùng cảm thấy giải trí, thú vị khi xem các video review, hướng dẫn sử dụng sản phẩm. 77% người dùng cho biết quyết định mua hàng của họ bị ảnh hưởng bởi nội dung giải trí”, báo cáo của TikTok ghi nhận.

Dù được xem là tận dụng được xu hướng Shoppertainment để phát triển, song TikTok không hoàn toàn sở hữu xu hướng này. Tất cả các doanh nghiệp trong ngành thương mại điện tử cũng như là các doanh nghiệp Việt Nam đều có thể có tận dụng cơ hội đấy. Câu hỏi đặt ra là đối với mỗi nền tảng khác nhau thì cách tiếp cận sẽ khác nhau như thế nào?

Ông An Bùi, Giám đốc Marketing mảng Kinh doanh TikTok, cho biết: “Đối với TikTok thì giá trị cốt lõi và tầm nhìn của TikTok là mang lại niềm vui cho người tiêu dùng. Như vậy thì niềm vui của người tiêu dùng phải được đặt trên hàng đầu, người tiêu dùng phải luôn luôn cảm thấy vui vẻ khi họ xem những nội dung và luôn luôn cảm thấy được chăm sóc về mặt tinh thần”.

TikTok đang đối mặt với những thử thách nào trên sân chơi Shoppertainment Việt Nam?

Ông An Bùi – Giám đốc Marketing mảng Kinh doanh TikTok
Nguồn: TechSignin

TikTok đối mặt với những thử thách nào?

Điều này cũng dẫn đến thách thức làm sao để “Vui thôi nhưng đừng vui quá”? Làm sao để TikTok có thể kiểm soát được nội dung phù hợp với từng đối tượng?... Thực tế, thời gian gần đây đại diện TikTok không phủ nhận nhận về rất nhiều phản hồi về nội dung từ người dùng.

Trả lời, ông An nói: “TikTok luôn có sự hỗ trợ từ các đội ngũ chuyên gia cùng hợp tác để hiểu tiêu chuẩn của thị trường và quốc gia về thuần phong mỹ tục và nội dung phù hợp, song cũng có những lúc thiếu sót”.

Hiện, TikTok đã xây dựng các giải pháp để người tiêu dùng có thể bỏ qua những video không phù hợp bằng cách báo cáo. Người dùng có hai chức năng chính, đó là báo cáo video không phù hợp hoặc người dùng có thể giao tiếp với nhau và bàn luận về việc video không phù hợp đó. Gần đây, người dùng Việt Nam đã báo cáo nhiều nội dung không phù hợp và TikTok đã nhận được phản hồi tích cực từ người dùng.

TikTok đang đối mặt với những thử thách nào trên sân chơi Shoppertainment Việt Nam?

Nguồn: Lưu Quý / VnExpress

Thứ hai, TikTok cũng có những nỗ lực của TikTok trong việc kiến tạo không gian an toàn cho thương hiệu, bắt đầu từ việc đảm bảo an toàn cho cộng đồng. An toàn thương hiệu từng được hiểu là việc bảo vệ thương hiệu khỏi những hậu quả tiêu cực có thể phát sinh khi quảng cáo của thương hiệu xuất hiện bên cạnh những nội dung không phù hợp.

Ví dụ, TikTok có hạn chế nội dung phù hợp với độ tuổi từ 13 tuổi trở xuống. Hoặc với trẻ từ 13 tuổi trở lên, bố mẹ có thể tạo tài khoản và theo dõi trực tiếp các đối tượng phù hợp trên nền tảng để đảm bảo an toàn cho trẻ em.

Một thử thách khác, từ nay đến năm 2026, khi người dùng trở nên ngày càng khó tính hơn và có nhiều sự lựa chọn hơn trên nhiều nền tảng, các nhãn hàng sẽ cần tạo ra điểm nhấn để có được sự yêu thích của người tiêu dùng thông qua nội dung hấp dẫn.

Song song, các bên cũng cần cung cấp các ưu đãi, sản phẩm và gói bán hàng phù hợp để có thể đạt được mục tiêu của mình. Bởi, xu hướng Shoppertainment hoàn toàn khác biệt so với mô hình quảng cáo truyền thống. Trong khi quảng cáo truyền thống thông thường chỉ cần một sản phẩm phải rất chỉnh chu để tiếp cận đại đa số người tiêu dùng, thì trên nền tảng trang xu hướng mỗi người nó lại rất là khác nhau.

Tri Túc
Nguồn CafeBiz