Voucher drop – Chiến lược nào để doanh số bán lẻ “reach the top”?
Voucher là một công cụ khuyến mãi hiệu quả, là “vũ khí hạng nặng” của các nhà bán lẻ (Retailer) trong việc tạo sự hứng thú cho khách hàng mua sắm và thúc đẩy doanh số bán hàng. Tuy nhiên, đứng giữa cuộc chiến phát voucher không cân sức với với các ông lớn thương mại điện tử (E-commerce), các nhà bán lẻ buộc phải tìm ra cách tối ưu hóa chiến lược phát voucher để thúc đẩy doanh số bán hàng.
Voucher – “Vũ khí hạng nặng” của ngành bán lẻ
Chương trình giảm giá được nhà bán lẻ ưu tiên áp dụng nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng. Đây là cách hữu hiệu để giúp doanh số gia tăng mạnh mẽ, tăng tỷ lệ quay lại mua hàng nếu voucher đủ hấp dẫn và chiến dịch được triển khai đủ tốt.
Các mục tiêu phát voucher phổ biến:
- Thu hút khách hàng mới
- Giữ chân khách hàng hiện có
- Giải quyết hàng tồn kho
- Quảng cáo sản phẩm mới
- Tăng doanh số bán hàng trong mùa cao điểm
Thế nhưng những ưu thế của “vũ khí hạng nặng” này bị lung lay trước độ phủ lớn của các sàn E-commerce trong khoảng 5 năm trở lại đây.
Cuộc chiến phát voucher với thương mại điện tử
Cuộc chiến phát voucher giữa nhà bán lẻ và E-commerce là một phần của cuộc cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút khách hàng mới và tăng doanh số bán hàng. Không thể phủ nhận vai trò của E-commerce trong việc hỗ trợ bán hàng, thế nhưng doanh nghiệp bán lẻ vẫn mong muốn thúc đẩy doanh thu độc lập.
Các sàn thương mại điện tử có ngân sách dồi dào kết hợp với những ưu thế về social media, độ phủ của những chiến dịch phát voucher trên sàn e-com có phần chiếm ưu thế hơn các nhà bán lẻ.
Vậy đâu là lợi thế cho đơn vị bán lẻ trong cuộc chiến này?
Bên cạnh việc có thể cung cấp trải nghiệm mua sắm trực tiếp tại cửa hàng, tạo ra sự kết nối giữa sản phẩm và khách hàng. Retailer có thể chủ động tạo ra các chương trình khuyến mãi đặc biệt, chương trình thẻ thành viên hoặc phát voucher được cá nhân hóa để khách hàng thường xuyên đến mua hàng hơn. Trên hết, với việc sở hữu tập khách hàng riêng, doanh nghiệp bán lẻ có thể đạt được mục tiêu chinh phục khách hàng, tăng trưởng doanh thu trong cuộc chiến phát voucher.
“Vũ khí hạng nặng” cần được mài dũa
Bất cập của phát voucher truyền thống
Một trong những cách tặng voucher truyền thống là gửi tin nhắn SMS cho khách hàng sẵn có vì đó là cách truyền thông phù hợp với ưu thế về tập khách hàng riêng của retailer. Bên cạnh đó còn có các cách phổ biến khác là tung ra một lượng mã giảm và yêu cầu khách hàng nhập mã trong phần thanh toán giỏ hàng. Dù vẫn có hiệu quả nhất định nhưng những cách làm này thường đơn điệu, không mang nhiều giá trị về mặt cảm xúc cho khách hàng.
Phát voucher kiểu mới với Master Channel
Master Channel là khái niệm được khởi xướng bởi đội ngũ PangoCDP và TS. Đinh Mộng Kha, được định nghĩa là kênh tương tác chính giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng. Nếu so sánh với khái niệm Omni Channel, doanh nghiệp khi đầu tư vào Master Channel tức là tập trung nguồn lực cho 1 kênh chính để tạo ra những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng với chi phí thấp hơn. Master Channel được xây dựng dựa trên nền tảng dữ liệu khách hàng kết hợp ứng dụng chat phổ biến như Zalo.
Điểm độc đáo của việc gửi voucher qua Master Channel đó chính là thông điệp được tuỳ chỉnh với yếu tố cảm xúc, mang tính cách và nhận diện riêng của thương hiệu. Ngoài thông điệp cá nhân hoá, cảm xúc, khách hàng có thể nhanh chóng tìm thấy các kênh online cũng như địa điểm cửa hàng để đổi voucher, điểm tiện lợi này cũng góp phần kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Về mặt trải nghiệm, khách hàng sẽ được nhắc nhở sử dụng nếu họ chưa dùng voucher hoặc sẽ nhận những thông điệp cá nhân hóa khuyến khích mua hàng. Đội ngũ marketing/ sale của doanh nghiệp bán lẻ được chủ động khởi tạo các chiến dịch gửi tin phù hợp, linh động thay đổi thông điệp/ thông tin khuyến mãi nhờ tính năng cập nhật report real-time. Tính năng này cung cấp thông tin chi tiết về trạng thái nhận voucher, có quan tâm hay không, bao nhiêu người sử dụng voucher và sử dụng ở cửa hàng nào.
Với sự hỗ trợ của đội ngũ PangoCDP, phát voucher thông qua Master Channel còn kết hợp được nhiều mục tiêu khác nhau.
Một trong những khách hàng thân thiết của PangoCDP, Couple TX đã triển khai hàng loạt chiến dịch voucher drop. Điển hình nhất có thể kể đến chiến dịch phát voucher cho dịp khai trương cửa hàng mới ở thành phố Thủ Đức.
Bên cạnh việc gửi voucher để kích thích tăng trưởng doanh số, Couple TX có một mục tiêu khác là thu thập thông tin khảo sát để xem khách hàng biết tới cửa hàng là qua kênh nào.
PangoCDP đã đề xuất giải pháp gửi tin ZNS kèm link khảo sát Pango Form để thu thập câu trả lời và mời khách hàng follow Zalo OA. Sau khi điền form, họ sẽ nhận được voucher để mua hàng tại Couple TX.
Hệ thống PangoCDP của doanh nghiệp sẽ có báo cáo chi tiết để biết thời gian mở, hoàn thành form, theo dõi OA, real-time. Những chỉ số này giúp retailer tối ưu được hiệu quả chiến dịch và sẵn sàng cho các chiến lược marketing tiếp theo.
Mặt khác, nếu doanh nghiệp có thể cá nhân hóa thông điệp gửi voucher đến từng nhóm khách hàng cụ thể, khiến họ cảm nhận thương hiệu hiểu mình, được đối xử đặc biệt thì giá trị về mặt cảm xúc của voucher sẽ được nhân lên gấp bội.