Grab và ShopeeFood so kè

Grab và ShopeeFood so kè

Tại Việt Nam, phần lớn thị phần giao đồ ăn đang thuộc vào tay của hai ông lớn là Grab và ShopeeFood, bỏ xa các đối thủ còn lại.

Tăng trưởng khiêm tốn

FoodTech – F&B và nông nghiệp ứng dụng công nghệ là một ngành còn khá non trẻ tại Việt Nam. Không chỉ bao gồm tiểu ngành giao đồ ăn công nghệ mà FoodTech ở đây ám chỉ cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, hoạt động bán thực phẩm tươi sống có ứng dụng công nghệ. Sự ra đời của các công ty khởi nghiệp FoodTech giúp quán ăn, cửa hàng thực phẩm thực phẩm nhỏ có nhiều cách để dễ dàng chuyển đổi cách họ phục vụ và kết nối với khách hàng.

Thống kê của Nextrans cho thấy, trong 5 năm trở lại đây, số lượng thương vụ đầu tư vào lĩnh vực FoodTech ghi nhận sự tăng trưởng nhưng giá trị đầu tư sụt giảm. Cụ thể, số thương vụ đầu tư năm 2022 (5 thương vụ) không thay đổi nhiều so với 2021 (4 thương vụ), trong khi tổng giá trị đầu tư năm 2022 đạt 16,5 triệu USD, giảm 6% so với năm trước đó. Điều này cho thấy sự thận trọng của các nhà đầu tư khi giải ngân vốn.

Grab và ShopeeFood so kè

Số lượng thương vụ và giá trị đầu tư vào lĩnh vực FoodTech qua các năm.
Nguồn: Nextrans

Tuy nhiên, tất cả mô hình của các startup FoodTech gọi vốn thành công không hề mới. Các doanh nghiệp có xu hướng nhắm đến một thị trường mục tiêu phù hợp hơn bằng việc chuyển sang phân khúc khách hàng B2B hoặc tập trung vào một phân khúc mảng nông nghiệp thay vì cố gắng chiếm lĩnh toàn bộ thị trường tiêu dùng lớn.

Yếu tố then chốt tác động đến quyết định của các nhà đầu tư là sự thay đổi chiến lược tăng trưởng của các startup FoodTech. Các công ty khởi nghiệp và FoodTech với mô hình chung làm trung gian, đơn vị tổng hợp kết nối nhà cung cấp và người tiêu dùng đang theo đuổi mục tiêu lợi nhuận thay vì tăng trưởng. Các chương trình giảm giá ít hơn, trong khi phí giao hàng cao hơn và tỷ lệ hoa hồng từ các nhà bán hàng có thể cản trở tăng trưởng lượng đơn hàng", báo cáo của Nextrans nhận định.

Các thương vụ nổi bật cho xu hướng này trong năm 2022 có thể kể đến như Cooky nhận 4,5 triệu USD, Mio nhận 8 triệu USD hay thương vụ đầu tư 3 triệu USD vào Foodmap.asia.

Grab và ShopeeFood so kè

Trong ngành FoodTech, giao đồ ăn vẫn là tiểu ngành ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất nhờ nhu cầu nhu cầu tăng
Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp

Grab và ShopeeFood so kè 

Trong ngành FoodTech, giao đồ ăn vẫn là tiểu ngành ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất nhờ nhu cầu tăng trong đại dịch cũng như nhu cầu tiêu dùng sau dịch. Thị trường giao đồ ăn công nghệ ghi nhận GMV năm 2021 đạt 1,16 tỷ USD, tăng trưởng 31,9% so với năm trước và ước đạt 1,2 tỷ USD vào năm 2022. Tuy nhiên, mức tiêu thụ đơn hàng trung bình của Việt Nam thấp hơn các nước khác trong khu vực Đông Nam Á (dưới 3 USD), cho thấy thị trường vẫn còn không gian để tăng trưởng.

Tại Việt Nam, phần lớn thị phần đang tập trung vào tay của hai ông lớn là Grab và ShopeeFood. Hai cái tên này đang giằng co từng phần trăm thị phần khi ShopeeFood hiện đang nắm trong tay 39,1% thị trường, còn GrabFood nhỉnh hơn với 39,6%. Tuy nhiên, BAEMIN cũng là một cái tên đáng gờm khi tăng trưởng nhanh nhất thị trường trong năm 2021.

Grab và ShopeeFood so kè

Sự năng động của mảng kinh doanh giao đồ ăn cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh khốc liệt về tính đồng nhất, như cùng một người bán trên các nền tảng giao đồ ăn theo yêu cầu khác nhau

Thị trường cạnh tranh khiến lòng trung thành của người tiêu dùng thấp, bởi người tiêu dùng có thể có và sử dụng nhiều hơn một ứng dụng giao đồ ăn.

Ngoài tiểu ngành giao đồ ăn truyền thống nói trên, ngành F&B và nông nghiệp đang tiến đến con đường cách mạng kỹ thuật số. Những phát minh mới hay ứng dụng công nghệ như cảm biến môi trường, công nghệ vệ tinh và hình ảnh, máy bay không người lái... trong sản xuất đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

Chưa kể, sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu, nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về sự minh bạch, lựa chọn thực phẩm từ các nguồn bền vững sẽ hình thành thói quen, xu hướng tiêu dùng mới.

Nextrans chỉ ra 4 mô hình kinh doanh sẽ là xu hướng của ngành trong tương lai:

  • Cloud Kitchen (bếp trên may): Mô hình nhà bếp trên mây là một không gian được sử dụng để chuẩn bị món ăn chỉ dành cho các đơn đặt hàng giao hàng, ví dụ như Grab Kitchen.
  • Đổi mới trong sản xuất thực phẩm: Thực phẩm có thể trở nên lành mạnh hơn đáng kể và bền vững hơn với cách thức sản xuất tiên tiến, ví dụ như mô hình của Cricket One.
  • Nông nghiệp thông minh: Dữ liệu lớn, công nghệ AI nổi lên từ cách mạng công nghiệp 4.0 có thể tăng sản lượng, cải thiện khả năng phục hồi cây trồng, giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên nhờ thực phẩm nuôi trồng trong phòng thí nghiệm, nông nghiệp công nghệ cao.
  • Hệ thống công nghệ vệ tinh: Công nghệ canh tác chính xác, chẳng hạn như việc sử dụng dữ liệu từ ảnh vệ tinh độ phân giải cao, hồ sơ thời tiết,.. có thể hỗ trợ nông dân tăng năng suất sản xuất trong khi giảm chi phí.

Hoàng Thuỳ
Nguồn CafeF