Có gì đặc biệt trong danh sách 50 thương vụ tiêu biểu nhất giai đoạn 2021-2022?

Có gì đặc biệt trong danh sách 50 thương vụ tiêu biểu nhất giai đoạn 2021-2022?

Theo thống kê của KPMG Việt Nam, số thương vụ M&A tại Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2022 chỉ đạt 345 thương vụ, giảm mạnh so với gần 700 thương vụ vào năm 2021.

Báo cáo mới nhất của công ty phân tích dữ liệu hàng đầu GlobalData, quý III/2022 là quý có hoạt động M&A toàn cầu kém nhất, với giá trị thương vụ giảm 48% so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường toàn cầu đã ghi nhận 8.258 thương vụ M&A trị giá 544 tỷ USD, so với 9.605 thương vụ trị giá 1,05 nghìn tỷ USD được ghi nhận trong quý cùng kỳ của năm 2021. Các giao dịch quy mô lớn chậm lại, thị trường M&A trên toàn cầu có thể phải trải qua cuộc suy thoái vào năm tới.

Đáng chú ý, dòng vốn từ các quỹ đầu tư tư nhân (Private Equity, PE Fund) trên toàn cầu đang trở thành động lực chính thúc đẩy cho thị trường M&A tăng tốc. Trong năm 2021, các quỹ này đã đầu tư hơn 2.000 tỷ USD và còn dự trữ hàng ngàn tỷ USD để sẵn sàng chốt các thương vụ đầu tư mới.

Riêng tại thị trường Việt Nam, theo dữ liệu từ KPMG, trong 10 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị M&A đạt 5,7 tỷ USD, giảm 35,3% so với cùng kỳ năm 2021 .

Trong đó, Singapore là nước dẫn đầu các giao dịch xuyên quốc gia với khoảng 1,2 tỷ USD, tiếp đến là Mỹ (570 triệu USD) và Hàn Quốc (370 triệu USD). Tuy nhiên, tương tự năm 2021, các giao dịch tiếp tục được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp Việt Nam với giá trị hơn 1,3 tỷ USD. Các ngành, lĩnh vực chính thu hút nhiều khoản đầu tư gồm: tiêu dùng (1,2 tỷ USD), bất động sản (gần 1 tỷ USD), công nghiệp (800 triệu USD).

Đặc biệt, ngành năng lượng đang trở nên “hot” nhất năm 2022 nếu xét về tăng trưởng giá trị, đạt gần 600 triệu USD, tăng khoảng 6 lần so với cả năm 2021.

Mới đây, Diễn đàn M&A Việt Nam 2022 đã công bố danh sách 50 thương vụ tiêu biểu nhất giai đoạn 2021-2022 . Đặc biệt, top 10 ghi nhận các thương vụ tiêu biểu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Logistics và bán lẻ, tiêu dùng.

Có gì đặc biệt trong danh sách 50 thương vụ tiêu biểu nhất giai đoạn 2021-2022?

Đứng đầu là thương vụ Ngân hàng UOB (Singapore) mua lại toàn bộ mảng ngân hàng bán lẻ của Citigroup tại Việt Nam. Giá trị thương vụ không được công bố nhưng sự kiện này là một phần trong thương vụ trị giá 3,7 tỷ USD Citigroup bán lại toàn bộ mảng bán lẻ tại 4 nước Đông Nam Á cho UOB.

Trong mảng Logistics, Kuehne và Nagel mua lại Apex International với tổng giá trị 1,5 tỷ USD.

Tiếp tục trong mảng tài chính ngân hàng, thương vụ Tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group (Nhật Bản) mua 49% cổ phần FE Credit với giá trị giao dịch 1,4 tỷ USD. 

Bên cạnh đó, Masan là Tập đoàn có hoạt động rất tích cực trong hoạt động M&A thời gian qua khi góp mặt 3 trong 10 thương vụ tiêu biểu nhất. Giai đoạn 2021-2022, Masan đã bán lại toàn bộ mảng thức ăn chăn nuôi cho De Heus Group (Hà Lan), với giá trị 600-700 triệu USD; bán 16,26% Vincommerce cho SK Group (Hàn Quốc) với giá 410 triệu USD. Bên cạnh đó, Masan - thông qua The Sherpa, đã tạo ra một thương vụ bom tấn khi chi 280 triệu USD thâu tóm 85% cổ phần Phúc Long.

Có gì đặc biệt trong danh sách 50 thương vụ tiêu biểu nhất giai đoạn 2021-2022?

Nguồn: Báo Đầu Tư

Theo thống kê của KPMG Việt Nam, số thương vụ M&A tại Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2022 chỉ đạt 345 thương vụ, giảm mạnh so với gần 700 thương vụ vào năm 2021. Giá trị trung bình của mỗi thương vụ cũng giảm gần một nửa, từ mức 31 triệu USD duy trì trong hai năm trước xuống còn 16,5 triệu USD.

Hoàng Thuỳ
Nguồn CafeBiz