Thị trường nước chấm đánh đố nước mắm

Giữa ma trận hàng trăm loại nước mắm thật giả lẫn lộn đang bán trên thị trường, người tiêu dùng còn bị ngộ nhận khi doanh nghiệp lập lờ nước chấm chính là nước mắm.

Thị trường nước chấm đánh đố nước mắmGiữa ma trận nước mắm giả, nhái, kém chất lượng, nước chấm được quảng cáo lập lờ, người tiêu dùng rất khó để phân biệt đâu là hàng đúng chất lượng. Giữa ma trận nước mắm giả, nhái, kém chất lượng, nước chấm được quảng cáo lập lờ, người tiêu dùng rất khó để phân biệt đâu là hàng đúng chất lượng.

Ông Bùi Quang Hợp, người dân ở phường Cầu Kho, quận 1, TP HCM, cho biết nước mắm là loại nước chấm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Song từ trước đến nay người tiêu dùng chưa được tiếp cận với một tiêu chuẩn nào về việc xác định chất lượng.

Thực tế nước mắm được sản xuất tự nhiên, đúng quy trình không có loại cá nào vượt mức 40 độ đạm như quảng cáo của nhiều doanh nghiệp.

Hiện có hàng trăm loại nước mắm bày bán trên thị trường và loại nào cũng quảng cáo là nước mắm cốt thượng hạng. Có loại còn quảng cáo nước mắm có màu sắc hết sức bắt mắt, sánh như đường chưng cất lên, lại có loại trên bao bì ghi tới 70 độ đạm... Là người có nghiên cứu về hải sản, ông Hợp khẳng định, nước mắm cốt làm từ cá tự nhiên không bao giờ sánh như thế, cá tự nhiên khi làm mắm loại thịt nhiều nhất cũng chỉ 36 độ đạm. "Nếu không có những quy định chuẩn, rất khó để người tiêu dùng chọn lựa đúng sản phẩm thật", ông Hợp nói.

Trên thị trường hiện có nhiều loại nước mắm không ghi rõ chỉ số độ đạm, dù đây là chỉ số bắt buộc đối với nhà sản xuất. Một số nhà sản xuất lại ghi các thông tin độ đạm ở nơi khó nhìn thấy, ghi tên ký hiệu, cỡ chữ nhỏ, không rõ ràng...nhằm tránh sự chú ý của người tiêu dùng, nhưng trên thực tế các sản phẩm này lại rất hút người tiêu dùng vì giá cả và hình thức bắt mắt.

Các doanh nghiệp sản xuất nước mắm đang phải vất vả để đối phó với các loại nước chấm, nước mắm kém chất lượng để bảo vệ thương hiệu.

Thị trường nước chấm đánh đố nước mắm

Muối mắm truyền thống ở Phan Thiết

Một doanh nghiệp có thâm niên trong sản xuất nước mắm ở Phan Thiết, còn cho biết để cạnh tranh, nhiều nhà sản xuất đã cho thêm các chất điều vị và phụ gia để tạo mùi thơm của nước mắm, vị ngọt của đạm, hoặc sử dụng biện pháp pha loãng nước mắm có độ đạm cao nhiều lần bằng nước muối để hạ giá thành. Nước mắm bị pha loãng, độ đạm rất thấp và nghèo dinh dưỡng nhưng đã bị phụ gia tạo mùi đánh lừa vị giác, nên người tiêu dùng vẫn tưởng là nước mắm ngon.

Bà Phan Triệu Nhất Tâm, giám đốc makerting công ty cổ phần thực phẩm Hồng Phú (thương hiệu nước mắm Kabin và Thái Long), cũng cho rằng, trên thị trường hiện nay có quá nhiều loại nước mắm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. "Nước mắm hiện nay thượng vàng hạ cám, nhiều loại được cho là nước mắm nhưng không được làm từ cá mà chế biến bằng hương liệu, có mùi vị thơm ngon rồi bán rẻ, đánh lừa người tiêu dùng. Các doanh nghiệp làm nước mắm nghiêm túc hết sức vất vả để cạnh tranh, chưa kể phải tìm cách đối phó với nước mắm nhái, giả", bà Tâm bức xúc.

Cũng theo bà Tâm, nước mắm ngon hay dở thì yếu tố đầu tiên phải là độ đạm. Theo tiêu chuẩn hiện nay (TCVN 5107/2003), nước mắm tối thiểu phải đạt 10 độ đạm trở lên mới gọi là nước mắm, các loại gia vị dưới 10 độ đạm chỉ được gọi là nước chấm. Song nhiều doanh nghiệp cứ lập lờ, không làm rõ vấn đề này, còn người tiêu dùng luôn nhầm lẫn nước chấm cũng chính là nước mắm nên thường mua phải các loại gia vị không phải là nước mắm. Cũng có nhiều doanh nghiệp ghi hẳn lên nhãn là nước mắm nhưng chỉ có 5-7 độ đạm, đồng thời quảng cáo rầm rộ về những sản phẩm này.

Thị trường nước chấm đánh đố nước mắmTheo ước tính của Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, mỗi năm cả nước tiêu thụ từ 180-200 triệu lít nước mắm. Trung bình một người mỗi ngày tiêu thụ khoảng 16ml nước mắm. Riêng tại TP HCM, theo BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, giám đốc trung tâm dinh dưỡng TPHCM, kết quả nghiên cứu về tình hình sử dụng gia vị mặn của người dân TPHCM do Trung tâm Dinh dưỡng thực hiện năm 2012, cho thấy tỉ lệ sử dụng nước mắm trong chế biến thức ăn là 97,5%. Người dân không chỉ sử dụng nước mắm cho việc chế biến các món ăn dạng kho, xào, chấm các món luộc, chiên mà còn để ăn trái cây.

Chính vì được sử dụng quá phổ biến với lượng nhiều nên thị trường đang có tới hàng trăm loại nước mắm khác nhau bày bán, nhưng chất lượng lại bị thả nổi.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, không chỉ có nước mắm trôi nổi, mà cả nước mắm có thương hiệu, nếu không tuân thủ nguyên tắc vệ sinh, và chỉ cần dùng một ít chất phụ gia thì tác dụng gây bệnh đã khôn lường. Vì người Việt Nam dùng rất nhiều nước mắm, lại dùng rất thường xuyên nên dễ tích tụ gây bệnh.

Theo Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kết quả kiểm tra một số mẫu nước mắm có thương hiệu trên thị trường những năm gần đây cho thấy, 10% mẫu nước mắm có vi khuẩn clostridium perfrigens quá mức cho phép. Đây là những loại vi khuẩn gây tiêu chảy, sốt, gây hại cho đường tiêu hóa và bị cấm không được phép có trong thực phẩm.

Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương, thừa nhận cả nước hiện có hàng nghìn cơ sở sản xuất nước mắm nhưng cơ quan quản lý Nhà nước chỉ mới quản lý được một số doanh nghiệp sản xuất lớn. Theo quy định hiện nay, doanh nghiệp làm nước mắm sẽ tự công bố chất lượng sản phẩm, sau đó sẽ hậu kiểm. Nhưng thực tế, công tác hậu kiểm bị bỏ ngỏ, do hạn chế về nguồn lực.

Bác sĩ Diệp khuyến cáo, người tiêu dùng khi chọn lựa nước mắm cần chọn loại có thương hiệu, xuất xứ hàng hóa, đảm bảo sản xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên có chất lượng, qui trình sản xuất chuẩn, còn thời hạn sử dụng, màu sắc mùi vị tự nhiên...hạn chế chọn loại nước mắm công nghiệp sử dụng nhiều chất điều vị, chất tạo màu, tạo ngọt, hương vị tổng hợp.

Nguồn Chiến lược Marketing