Sau “Moment – Engagement – Value” – Contextual Influencer Marketing sẽ còn những điều thú vị gì cần khám phá?

Sau “Moment – Engagement – Value” – Contextual Influencer Marketing sẽ còn những điều thú vị gì cần khám phá?

Trong bài chia sẻ gần đây với MMA Talk Hub – series về những chủ đề nổi bật trong ngành Marketing, chị Phương Đoàn – Country Manager của Innity Việt Nam có nhắc đến Contextual Influencer Marketing với 3 yếu tố quan trọng: Moment – Engagement – Value. Nghĩa là truyền tải thông điệp đến đúng người, đúng kênh truyền thông, đúng thời điểm, đúng điểm chạm – để có thể tối ưu hoá hiệu quả truyền thông cho các chiến dịch.

Có thể thấy, Contextual Influencer Marketing vẫn còn là một “mảnh đất màu mỡ” với rất nhiều điều thú vị để tìm hiểu trên con đường định danh đúng Influencer tạo nên thành công cho các chiến dịch của nhãn hàng.

Vì sao Contextual Influencer Marketing lại quan trọng?

Khi cookie sắp bị khai tử, Contextual Marketing được quan tâm trở lại như một chìa khóa tương lai trong việc thấu hiểu chân dung khách hàng và đưa ra chiến lược tiếp thị phù hợp. Là giải pháp hợp với thời cuộc, Contextual Marketing giúp cho các thương hiệu có góc nhìn rõ ràng hơn trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiềm năng và đề ra các chiến lược marketing thích hợp. Và một trong những hướng tiếp cận thường thấy với Contextual Marketing là Contextual Influencer Marketing.

Trong Contextual Influencer Marketing, các yếu tố về bối cảnh, thời gian sử dụng và thói quen tiếp cận nội dung (Moments) của người dùng trên trang web có thể giúp thương hiệu xác định nội dung và hiển thị quảng cáo phù hợp (Engagement) với đúng nhu cầu và giá trị (Value) của khách hàng tiềm năng. Nhờ tính thức thời và chính xác, giải pháp này sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp cái nhìn rõ nét về thị trường và người tiêu dùng nhằm thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.

Moments Điểm chạm khoảnh khắc

Cũng trong bài chia sẻ về Contextual Influencer Marketing tại sự kiện MMA CEO & CMO Summit, ông Chee Leong Phang (CEO của Innity Corp) có nhắc đến 4 trigger points nhãn hàng cân nhắc sử dụng để tạo nên 1 moment gồm: Elevation – Pride – Insight – Connection. Trong đó, Elevation Moments là những trải nghiệm khác biệt, mang lại cho khách hàng cảm giác “thăng hoa” hơn. Đồng thời, thông qua elevation moments, các thương hiệu có thể tăng hiệu quả bán hàng khi các followers của influencers tương đồng với tệp khách hàng mục tiêu mà thương hiệu đang hướng tới.

Pride – Insight – Connection có lẽ khá quen thuộc với các marketer. Cụ thể, Pride Moments là những khoảnh khắc khách hàng cảm thấy được công nhận và tự hào về giá trị của bản thân. Insight chính là khoảnh khắc thấu hiểu, là thời điểm mà thương hiệu thể hiện sự thấu hiểu hoàn cảnh cũng như nhu cầu của khách hàng hơn cả bản thân họ. Đây chính là yếu tố cần thiết cho các nhãn hàng có thể nắm bắt nhu cầu khách hàng một cách chính xác, và đồng thời, truyền tải thông điệp đúng nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Do đó, Innity Vietnam luôn đặt nền tảng để dẫn dắt đến câu trả lời cho những “Insight” mà các thương hiệu muốn khám phá. Cuối cùng, Connection là khoảnh khắc kết nối mọi người, kết nối các cộng đồng với nhau.

Engagement – Nội dung và kênh truyền thông truyền tải đến khách hàng

Contextual Engagement chính là sự giao thoa giữa những lợi ích mà các thương hiệu mang lại và các nhu cầu mà khách hàng quan tâm. Yếu tố này tập trung vào nội dung và các kênh truyền tải đến khách hàng mục tiêu mà thương hiệu hướng tới.

Sau “Moment – Engagement – Value” – Contextual Influencer Marketing sẽ còn những điều thú vị gì cần khám phá?

Values – Giá trị và nhu cầu khách hàng mục tiêu

Để xác định đúng nhu cầu của khách hàng tiềm năng thật sự cần, các thương hiệu nên tập trung vào 4 yếu tố: functional, emotional, self-expressive và social như hình minh hoạ dưới đây. Nói cách khác, đó là “I get – I feel – I am – I am with”.

Sau “Moment – Engagement – Value” – Contextual Influencer Marketing sẽ còn những điều thú vị gì cần khám phá?

Quan trọng hơn, các giá trị mà thương hiệu đem lại cần đúng vào lợi ích của người dùng. Cụ thể là ở Functional, khách hàng mong đợi những lợi ích về chất lượng cũng như chức năng thay vì yếu tố cảm xúc sẽ nhận được như Emotional. Tiếp đến, nhu cầu của khách hàng sẽ thay đổi ở mức cao hơn – đó là Self-expressive với mong muốn thể hiện giá trị bản thân. Và cuối cùng, cao nhất đó chính là Social, là lúc khách hàng có nhu cầu được gắn kết được trở thành 1 phần của xã hội.

Nhìn chung, Contextual Influencer Marketing được Innity dự đoán sẽ là xu hướng quảng cáo phổ biến trong thời gian sắp tới. Nắm bắt cơ hội đó, các marketer nên tận dụng Contextual Influencer Marketing với các điểm chạm khác nhau để xây dựng niềm tin, tạo động lực thúc đẩy nhu cầu của khách hàng và đem đến những giá trị truyền thông cho thương hiệu.

Nguồn Innity