Sữa Quốc tế IDP lột xác sau khi nhà đầu tư mới tiếp quản

Sữa Quốc tế IDP lột xác sau khi nhà đầu tư mới tiếp quản

Sữa Quốc tế đã bứt phá nhanh một cách đáng ngạc nhiên sau khi nhóm nhà đầu tư mới tiếp quản.

Theo Báo cáo Tài chính Quý IV/2021 của công ty cổ phần Sữa Quốc Tế – IDP, doanh thu thuần của công ty đạt 4.827 tỉ đồng, tăng 1,26 lần so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 2,6 lần so với năm 2019; biên lợi nhuận của doanh nghiệp đạt 43,2% cao nhất từ trước tới giờ. Lợi nhuận thuần của công ty trong năm 2021 đạt 1,038 tỉ đồng gần như gấp đôi năm 2020. Công ty đã mang về lợi nhuận trước thuế cán mốc nghìn tỉ với 1.042 tỉ đồng.

Sữa Quốc tế IDP lột xác sau khi nhà đầu tư mới tiếp quản

Điều đáng nói là IDP cán mốc lợi nhuận nghìn tỉ chỉ trong vòng 2 năm sau cuộc chuyển giao chủ sở hữu năm 2020 trong khi những năm trước đó, công ty đang ở trong tình trạng thua lỗ cả trăm tỉ đồng. Công ty bắt đầu làm ăn thua lỗ từ năm 2014 và hoạt động kinh doanh càng ngày càng xấu dần, năm 2017 là năm lỗ nặng nhất của IDP. Doanh thu thuần năm 2017 của IDP là 1.289 tỉ đồng chỉ bằng 26,7% so với năm 2021.

Công ty thua lỗ nặng khi lợi nhuận trước thuế của công ty âm đến gần 300 tỉ đồng. Từ năm 2018, công ty bắt đầu khởi sắc khi mức lỗ của công ty thu hẹp lại còn 44 tỉ đồng, doanh thu thuần cũng tăng nhẹ 28 tỉ đồng đạt mức 1.317 tỉ đồng. Đến năm 2019 thì công ty đã chuyển từ thua lỗ sang có lãi, doanh thu tăng 544 tỉ đồng so với năm ngoái lên 1.861 tỉ đồng và lãi 113 tỉ đồng trước thuế. Giai đoạn tăng trưởng ấn tượng của công ty diễn ra từ năm 2020 thời điểm mà phi vụ đổi chủ diễn ra. Doanh thu thuần tăng hơn 2000 tỉ hơn gấp đôi năm ngoái, lợi nhuận trước thuế tăng gần 5 lần, gây ngạc nhiên cho giới đầu tư.

Sữa Quốc tế IDP lột xác sau khi nhà đầu tư mới tiếp quản

Những thay đổi lớn nhất khi đó là việc hai quỹ đầu tư thuộc VinaCapital và Daiwa bán hết vốn và công ty có các cổ đông tổ chức mới là Blue Point và Lothamilk. Những cổ đông lớn nhất khi đó gồm CTCP Chứng khoán Bản Việt (15% VĐL), CTCP Lothamilk (10,18% VĐL) và CTCP Blue Point (60,56% VĐL), bà Đặng Phạm Minh Loan – Phó Tổng Giám đốc điều hành của Vina Capital (5% VĐL) và ông Phan Văn Thắng (3,75% VĐL). Một cuộc chuyển giao chủ sở hữu khác của IDP cũng diễn ra trong quý I/2021, CTCP Lothamilk đã thoái toàn bộ cổ phần đang nắm giữ tại IDP và bên mua vào là CTCP Gold Field International.

Một sự thay đổi lớn khác trong phi vụ đổi chủ năm 2020 đó là việc thay đổi ban lãnh đạo công ty. Ông Trần Bảo Minh từ chức, Tổng Giám đốc Chứng khoán Bảo Việt – ông Tô Hải giữ chức Chủ tịch HĐQTP IDP, bà Phạm Minh Loan đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc IDP. Bên cạnh đó, tham gia ban lãnh đạo IDP còn có sự góp mặt của những nhân sự giàu kinh nghiệm trong ngành sữa như Tổng Giám đốc Lothamilk Hỗ Sĩ Tuấn Phát làm Thành viên HĐQT IDP, bà Chu Hải Yến – Thành viên HĐQT Lothamilk – làm Phó Tổng Giám đốc IDP.

Tuy quy mô của công ty cổ phần Sữa Quốc Tế – IDP vẫn còn khá nhỏ so với các ông lớn trong ngành sữa, nhưng kết quả kinh doanh của IDP đã gây ấn tượng cho cả giới đầu tư. Hiện nay công ty đang cung cấp trên thị trường các sản phẩm mang thương hiệu LIF (LOVE’IN FARM) gồm sữa tươi LIF KUN, sữa chua có đường LIF, sữa bắp non LIF, sữa tươi Ba Vì, sữa chua chanh dây Ba Vì, sữa chua có đường Ba Vì và sữa chua men sống Love’in farm.

Hiện tại vốn hoá thị trường của IDP đạt gần 9.200 tỉ đồng, tương đương 400 triệu USD. Lãnh đạo Chứng khoán Bản Việt từng cho biết đơn vị này kỳ vọng giá trị của IDP có thể đạt tới cả tỉ USD trong ít năm tới.

Vốn hoá của đơn vị lớn nhất trong ngành là Vinamilk hiện đạt hơn 7,5 tỉ USD. Với quy mô quá lớn, Vinamilk đã ít nhiều đối mặt với áp lực tăng trưởng. Lợi nhuận của Vinamilk nhìn chung ở xu hướng đi ngang suốt 5 năm qua.

Sữa Quốc tế IDP lột xác sau khi nhà đầu tư mới tiếp quản

Giá trị khoản đầu tư của Bản Việt vào IDP đã tăng gần gấp 3 tại thời điểm cuối năm 2021

Huyền Trang
Nguồn CafeF