Kinh tế Đông Nam Á được dự báo hồi phục mạnh nhờ xuất khẩu trong năm nay

Kinh tế Đông Nam Á được dự báo hồi phục mạnh nhờ xuất khẩu trong năm nay

Xuất khẩu của Singapore tăng 24,2% trong tháng 11/2021 và như vậy ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong 1 thập kỷ.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo GDP nhóm các nước Đông Nam Á tăng trưởng 5,1% trong năm nay. Mức tăng trưởng này như vậy cao hơn đáng kể so với mức 3% mà ADB từng tính toán.

Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á nhiều khả năng sẽ tiếp tục hồi phục trong năm nay từ những tác động kinh tế tệ hại từ đại dịch COVID-19, xuất khẩu sẽ trở thành động lực quan trọng kéo kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng, theo nhận định được Nikkei đưa ra mới đây.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo GDP nhóm các nước Đông Nam Á tăng trưởng 5,1% trong năm nay. Mức tăng trưởng này như vậy cao hơn đáng kể so với mức 3% mà ADB từng tính toán cho năm 2021 khi mà virus corona đóng cửa nhà máy tại Malaysia và Việt Nam trong mùa hè, thực tế này khiến cho chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên ngày một khó khăn.

Quá trình phục hồi kinh tế này sẽ khiến cho ngân hàng trung ương nhiều nước, phần đông không thay đổi lãi suất trong năm ngoái, sẽ chuyển sang thắt chặt chính sách tiền tệ.

Việc phía Mỹ nâng lãi suất cơ bản sẽ tạo ra thêm áp lực suy giảm lên các đồng tiền trong khu vực, nó khiến cho ngân hàng trung ương nhiều nước chịu sức ép siết chặt chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, mối hiểm hoạ từ virus corona, trong đó có biến chủng Omicron với khả năng siêu lây lan, càng khiến cho việc điều hành chính sách của ngân hàng trung ương các nước trở nên khó khăn hơn.

Kinh tế Đông Nam Á được dự báo hồi phục mạnh nhờ xuất khẩu trong năm nay

Nguồn: Nikkei

Xuất khẩu của một số nền kinh tế lớn nhất khu vực đang tăng vọt. Trong tháng 11/2021, xuất khẩu của Malaysia tăng 32% so với cùng kỳ năm trước lên mức 112,2 tỉ ringgit tương đương 26,9 tỉ USD sau khi lập kỷ lục mới trong tháng 10/2021. Số liệu thương mại cho thấy tăng trưởng của xuất khẩu các sản phẩm điện tử, vốn chiếm gần 40% tổng xuất khẩu, và xuất khẩu sản phẩm xăng dầu, hoá chất lên mạnh.

Chủ tịch Hiệp hội Bán dẫn Malaysia, ông Wong Siew Hai, dự báo về điều kiện hoạt động tốt hơn cho lĩnh vực này trong năm 2022, ông Hai khẳng định các đợt lũ lụt gần đây gây ra rất ít tác động lên xuất khẩu.

Xuất khẩu của Singapore tăng 24,2% trong tháng 11/2021 và như vậy ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong 1 thập kỷ.

Tỷ lệ tiêm vaccine tăng cao và số lượng ca nhiễm mới giảm đã giúp cho hoạt động kinh tế tại nhiều nước trở lại bình thường. Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng cho rằng rủi ro phong toả đã giảm đi tại Đông Nam Á và rằng năm 2022 sẽ là năm mà khu vực này học cách sống chung với virus.

Khi mà bức tranh kinh tế nhiều khả năng sẽ cải thiện, những ngân hàng trung ương đã hạ lãi suất trong năm đại dịch 2020 sau đó duy trì nó trong năm 2021 đang cân nhắc thay đổi chính sách. Các chuyên gia kinh tế đang dự báo ngày một nhiều hơn về khả năng lãi suất cơ bản sẽ được chính phủ các nền kinh tế lớn quan tâm trong nửa sau năm 2022.

Ngân hàng UOB của Singapore dự báo về khả năng có thêm các đợt nâng lãi suất cơ bản tại Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Tại Indonesia, UOB cho rằng sẽ có 4 lần nâng lãi suất cơ bản trong nửa sau năm nay, như vậy lãi suất cơ bản tại nước này sẽ ở mức 4,5% từ mức 3,5% hiện nay. Singapore bắt đầu siết chặt chính sách tiền tệ khá sớm vào đầu tháng 10/2021 bằng việc điều chỉnh biên độ dao động của tiền tệ, nhiều khả năng Singapore sẽ vẫn làm tương tự trong tháng 4/2022.

Thay đổi trên được đưa ra trong bối cảnh lãi suất cơ bản nhiều khả năng sẽ được điều chỉnh tăng tại các nền kinh tế phát triển. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phát đi thông điệp rằng sẽ có 3 đợt nâng lãi suất trong năm 2022, còn Ngân hàng Trung ương Anh thông báo nâng lãi suất trong tháng 12/2021.

Trung Mến
Nguồn BizLive