Người dùng “đói” game trên MacBook, tại sao Apple không quan tâm?

Người dùng “đói” game trên MacBook, tại sao Apple không quan tâm?

Dường như Apple không thấy tiềm năng của người chơi game trên máy tính chạy macOS của hãng nên chưa nỗ lực xây dựng hệ sinh thái.

Theo phân tích của Makeuseof, có nhiều yếu tố đang làm hạn chế trải nghiệm chơi game cho người dùng MacBook. Đầu tiên, nhà phát triển game không muốn thiết kế trò chơi cho macOS. Để trò chơi điện tử có thể chạy tốt trên máy MacBook có vẻ là điều khó khăn và có nhiều hạn chế. Lý do là đồ hoạ tích hợp trong máy Mac gây khó khăn cũng như mất thời gian cho các nhà phát triển game tạo ra trò chơi phù hợp.

Người dùng “đói” game trên MacBook, tại sao Apple không quan tâm?

Hệ sinh thái game trên macOS đang rất “èo uột”.

Apple từng phát hành Metal là giao diện lập trình ứng dụng cho các nhà phát triển muốn tạo ứng dụng và trò chơi để chạy tốt trên macOS. Đây là nền tảng API được tối ưu hoá cho việc phát triển các ứng dụng 3D chuyên nghiệp, trò chơi điện tử bằng cách tích hợp giữa đồ hoạ và các chương trình tính toán. Tuy nhiên, động thái này chưa đủ hấp dẫn để thu hút các nhà phát hành game.

Nguyên nhân thứ hai hạn chế game trên MacBook phát triển là không có nhiều game thủ sử dụng macOS. Số lượng người chơi dùng macOS trên thị trường rất thấp khi so với người dùng laptop và PC chạy Windows. Vì thế các nhà phát triển game gần như không có lợi nhuận khi đưa sản phẩm lên hệ điều hành này.

Người dùng “đói” game trên MacBook, tại sao Apple không quan tâm?

Apple tập trung vào thiết kế và trải nghiệm người dùng phổ thông khi phát triển MacBook.

Thậm chí hồi tháng 3/2020, các nhà phát triển game thông báo loại bỏ tính năng hỗ trợ nhiều người chơi trên các game dành cho macOS và Linux vì số lượng người dùng không đáng kể.

Thống kê cho thấy trong năm 2021, hơn 96% người chơi game trên nền tảng Steam sử dụng laptop hoặc PC chạy Windows, chỉ 2% còn lại là macOS và 2% của Linux. Thống kê này không khuyến khích nhà phát triển bởi tỷ suất lợi nhuận khi ra mắt trò chơi cho MacBook sẽ rất thấp.

Người dùng “đói” game trên MacBook, tại sao Apple không quan tâm?

Nhà phát triển game không mặn mà với macOS.

Cuối cùng, bản thân Apple cũng không mặn mà phát triển game trên macOS. Lý do là doanh thu từ trò chơi của hãng phần lớn đến từ App Store, phục vụ cho các thiết bị di động như iPhone, iPad.

“Táo khuyết” có khoản lợi nhuận khổng lồ qua cửa hàng App Store, kết hợp với việc bán các thiết bị hỗ trợ. Apple có thể thu về khoảng 8 tỉ USD lợi nhuận mỗi năm từ việc người dùng chơi game trên các sản phẩm của hãng, con số này còn cao hơn cả Nintendo, Sony và Microsoft cộng lại.

Apple tập trung vào mảng game nhưng chỉ quan tâm đến thiết bị di động và không đầu tư nhiều cho macOS. Đây cũng là tín hiệu cho các nhà phát triển game tạo ra các phiên bản di động của trò chơi cho App Store, bởi đây là con đường tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng sử dụng thiết bị của Apple.

Người dùng “đói” game trên MacBook, tại sao Apple không quan tâm?

Phần mềm giả lập chơi game như BlueStacks cho phép chơi các trò chơi Android trên macOS.

Hiện tại, có một số cách để người dùng macOS chơi game trên thiết bị là thông qua các dịch vụ game đám mây như Google Stadia. Đây là dịch vụ giúp bạn có thể chơi các phiên bản đầy đủ của trò chơi ngay trên trình duyệt của mà không cần cài đặt. Hơn nữa, các dịch vụ trò chơi đám mây cũng không yêu cầu cao về các thông số kỹ thuật. Những thiết bị Apple có cấu hình thấp cũng có thể tham gia.

Ngoài ra, người dùng Mac có thể chơi game cục bộ thông qua các dịch vụ như Steam để tìm kiếm và cài đặt một số tựa game phổ biến. Mỗi trò chơi trên Steam có những yêu cầu tối thiểu về cấu hình thiết bị để tham gia. Hầu hết game offline sẽ có những yêu cầu cao hơn về cấu hình máy so với khi chơi trên các dịch vụ đám mây.

Cách khác là sử dụng các phần mềm giả lập chơi game như BlueStacks cho phép chơi các trò chơi Android trên macOS. Hiện tại phiên bản BlueStacks 5 có thư viện lớn với hàng triệu trò chơi, mang đến một môi trường chơi game ổn định hơn, sử dụng RAM thấp và ít yêu cầu về bộ vi xử lý so với các phiên bản trước đó.

Bảo Nhi
Nguồn BizLive