Hãng bia lớn nhất thế giới đã vượt khủng hoảng COVID-19 như thế nào?

Hãng bia lớn nhất thế giới đã vượt khủng hoảng COVID-19 như thế nào?

Các phương pháp tính toán thống kê được sử dụng triệt để nhằm tính toán thời điểm kinh doanh và sản xuất cho phù hợp.

Cuối tháng 3/2021, nhà điều hành tại công ty bia lớn nhất thế giới đang làm việc cho một dự án mà họ đặt tên EU-phoria. Ở thời điểm đó, nhiều người dự báo sau vài tuần, nhiều khả năng Anh sẽ mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế, sau đó sẽ đến phần còn lại của Châu Âu.

Các nhà khoa học dữ liệu của Công ty Anheuser-Busch InBev SA kỳ vọng doanh số bán bia sẽ tăng vọt trở lại khi người dân đoàn tụ với nhau sau nhiều tháng bị phong toả.

Tại Bangalore, Ấn Độ, ông Maninder Singh Grewal cũng đang tràn ngập hy vọng. Tổng Giám đốc Bộ phận Phân tích toàn cầu của Công ty bia AB InBev tin tưởng nhiều hơn vào một mùa kinh doanh sáng sủa. Khi đại dịch COVID-19 xảy ra, nhóm nghiên cứu khoảng 70 người của ông đã chuyển từ dự báo về doanh số bán bia và nguồn cung sang dự báo khi nào các biện pháp nới lỏng thời kỳ đại dịch COVID-19 sẽ được giảm bớt hoặc thắt chặt trên khắp thế giới.

Việc dự báo làn sóng COVID-19 tiếp theo thực sự khó khăn. Tuy nhiên, nhóm này cũng đã có một số thành công trong việc dự báo mức độ và thời điểm đỉnh của làn sóng bùng dịch một khi nó bắt đầu. Ông Grewal và nhóm làm việc của mình đã có thể nói được chính xác ngày mà đại dịch có thể bùng trở lại tại Ấn Độ – đó chính là những ngày mà người dân thường tụ tập đông người. Thế nhưng cũng có trường hợp các ngày này trôi qua mà không có việc dịch tăng cao.

Người dân các nước phát triển đi nghỉ ngày một nhiều, nhóm làm việc của ông Grewal trong khi đó chuyển sự tập trung sang dự báo về thế giới hậu đại dịch COVID-19 và cách mà công ty có thể phục hồi trở lại.

Ngày thứ năm (1/4/2021), ông Grewal nhận được tin nhắn từ đồng nghiệp với nội dung: “Dường như chúng ta đã đúng lần này”. Ông hỏi lại: “Bạn nói vậy là ý gì?”.

Rõ ràng, nhóm làm việc của ông đã chuyển trọng tâm nghiên cứu hơi quá sớm. 3 ngày sau lễ hội mùa xuân của Ấn Độ, nhóm dữ liệu dự báo về dấu hiệu cho thấy đợt bùng dịch mới tại Ấn Độ.

Rất ít công ty trên thế giới có tính toàn cầu như AB InBev, hãng bia sản xuất Budweiser và khoảng 25% bia bán trên toàn cầu. Công ty có hoạt động tại gần 50 quốc gia và có nhà máy sản xuất bia trên khắp thế giới trong đó có Châu Âu, Mỹ, Châu Phi, Nam Mỹ và Châu Á. Quy mô quá lớn trên toàn cầu tạo ra nhiều thách thức cho công ty này, nó buộc công ty phải cố gắng rất nhiều để có thể chèo lái doanh nghiệp qua đại dịch COVID-19 và việc tiêm vắc xin COVID-19 được triển khai không đồng đều khắp thế giới.

Hãng bia lớn nhất thế giới đã vượt khủng hoảng COVID-19 như thế nào?

ABInBev

Khi mà đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục căng thẳng và bùng phát tại nhiều nơi, các công ty đa quốc gia đang đương đầu với phép thử mà họ chưa từng được chứng kiến trong đời.

American Airlines đang huỷ bỏ bớt nhiều chuyến bay nhằm làm giảm áp lực lên hoạt động của mình sau khi tăng mạnh chuyến bay nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại. Procter & Gamble đang nâng giá bán một số loại sản phẩm gia dụng khi chuỗi cung ứng toàn cầu đang gặp khó khăn do đại dịch và tình hình thời tiết gián đoạn. Walmart cũng như nhiều công ty bán lẻ khác chật vật với tình trạng thiếu nhân lực cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân thay đổi.

Bản thân AB InBev cũng đang đương đầu với tình trạng chi phí hàng hoá nguyên liệu thô tăng cao tại nhiều thị trường lớn và dự kiến cũng phải tăng giá bán hàng hoá.

Theo điều hành của hãng bia AB InBev, để vượt qua khủng hoảng, công ty đã cố gắng bằng nhiều cách và có nhiều chiến lược khác nhau cùng lúc. Hãng cố gắng sử dụng các biện pháp điều chỉnh hoạt động thu mua và tiếp thị theo nhiều cách mới.

Ở Ấn Độ, hãng bia này đã và đang sử dụng tài khoản của Budweise trên Twitter và Instagram để đăng tải lại những lời kêu gọi của người tìm kiếm máu và ô xy cho người thân đang bị COVID-19 nặng. Trong bối cảnh thiếu giường bệnh, công ty cũng đã có những thoả thuận với các bệnh viện tư để cung cấp giường trong khoa điều trị tích cực cho nhân viên của AB InBev nếu có bất kỳ ai đó có nhu cầu khi mắc COVID-19.

Tại Châu Âu, nơi mà nhiều nền kinh tế đã mở cửa hoạt động kinh tế trong tháng 5/2021, công ty nhanh chóng khôi phục lại sản xuất. Ngoài ra, công ty cũng áp dụng chính sách kéo dài thời hạn thanh toán để các quán bar còn đang khó khăn vẫn có thể tiếp tục lấy hàng và kinh doanh trở lại.

Tại Argentina, hãng bia thành lập ra điểm tiêm vắc xin COVID-19 với 1.500 liều mỗi ngày. Điều này cũng dễ hiểu bởi khu vực Châu Mỹ Latinh hiện đang trải qua đại dịch COVID-19 nặng nề trong khu vực đóng góp đến 40% doang thu của công ty.

Tại Mỹ, nơi mà hãng mua lại Anheuser-Busch năm 2008, công ty theo dõi tiến độ tiêm chủng tại mỗi điểm tiêm vắc xin nhằm tính toán về thời điểm mở lại các quán bar, sân vận động hay nhiều loại hoạt động kinh doanh khác. Điều này cũng đồng nghĩa với khởi động lại các dây chuyền sản xuất, đề nghị cung cấp bia cho các nhà hàng quán bar đúng thời điểm. Hãng bia này cũng chấp nhận chuỗi cung ứng đầy biến động tuy nhiên cho đến nay vẫn đáp ứng được nhu cầu tại Mỹ.

Trung Mến
Nguồn BizLive