ADB dự báo Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng kinh tế trong năm 2021

ADB dự báo Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng kinh tế trong năm 2021

Sự phục hồi của lĩnh vực tư nhân có thể tạo ra rủi ro nếu dòng vốn không được dẫn hướng vào sản xuất, chuyên gia ADB cảnh báo.

Cuối tháng 4/2021, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức buổi họp báo về triển vọng kinh tế Châu Á. Chuyên gia ADB nhận định tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 đạt 6,7% và trong năm 2021 sẽ là 7,0%. Lạm phát năm 2021 3,8%, năm 2022 4,0%

Sự phục hồi của lĩnh vực tư nhân có thể tạo ra rủi ro nếu dòng vốn không được dẫn hướng vào sản xuất

Theo ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, cho dù kinh tế sụt giảm, nhưng tốc độ tăng trưởng 2,9% trong năm 2020 vẫn tạo ra đà nhất định cho sự tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2021 kết hợp với sự phục hồi của một số nền kinh tế Châu Á.

Khu vực Đông Á dự kiến tăng trưởng 7,4% trong năm 2021. Khu vực Đông Nam Á, hầu hết các nền kinh tế sẽ phục hồi từ tăng trưởng âm trong năm 2020 và tăng trưởng dương ở tốc độ tương đối mạnh. Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực ở mức 6,7%.

Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực ở mức 6,7%.

Những đối tác kinh tế lớn của Việt Nam trong năm 2021 tăng trưởng tốt sẽ vẫn tạo điều kiện tốt cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đặc biệt sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc sẽ mang đến động lực tốt cho Việt Nam.

Động lực tăng trưởng của Việt Nam năm 2021 bao gồm công nghiệp chế biến chế tạo, đầu tư – thương mại, xuất khẩu. Nhìn vào động lực tăng trưởng của năm 2021, sự phục hồi mạnh của các nước trong khu vực sẽ tăng lên đáng kể (không tính đến Ấn Độ và Trung Quốc) sẽ rõ ràng hơn dựa trên sự phục hồi của công nghiệp chế biến chế tạo.

Sự phục hồi của xuất khẩu sẽ rất mạnh. Do các nền kinh tế trong khu vực đều là những nền kinh tế xuất khẩu nên sự phục hồi của xuất khẩu sẽ kéo theo sự phục hồi của công nghiệp chế biến chế tạo. Sự phục hồi của ngành chế biến chế tạo được dẫn dắt bởi sự phục hồi của xuất khẩu.

ADB dự báo Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng kinh tế trong năm 2021

Ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB
Nguồn: Nhân dân

Trong lĩnh vực tài chính, nhìn chung rủi ro thể hiện rất rõ ở việc nhu cầu của nhà đầu tư phục hồi trở lại. Thị trường trái phiếu chính phủ trong khu vực hoặc thị trường chứng khoán đã có tăng trưởng đáng kể. Lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục giữ ở mức ổn định (hiện đang ở mức 3,5-4% với kỳ hạn dưới 6 tháng). Tỷ giá hối đoái nhìn chung sẽ vẫn tiếp tục duy trì ổn định. Sức ép với tỷ giá hối đoái sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế Châu Á vẫn đương đầu nhiều rủi ro. Tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 trong Châu Á vẫn chưa cao, 5,2 liều/100 người trong khi đó toàn cầu là 7,7 liều/100 người. Triển khai tiêm phòng vắc xin COVID-19 cần phải được triển khai mạnh hơn.

Rủi ro với tăng trưởng rất lớn, trong đó phải kể đến tình hình dịch bệnh. Nếu như dịch bệnh tại các nước láng giềng căng thẳng hơn và kéo dài, những tác động ngắn hạn sẽ có thể trở thành dài hạn.

ADB dự báo Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng kinh tế trong năm 2021

Nguồn: Nhân dân

Chuyển đổi số giữ vai trò then chốt giúp Việt Nam thành nước thu nhập trung bình cao

Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2030, để làm được điều đó thì nền kinh tế phải hiệu quả hơn, chuyển đổi số là xu thế toàn cầu và đang được đẩy nhanh hơn trong thời gian qua.

Điều này tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ tiếp cận với người tiêu dùng hiệu quả hơn, trước đây họ không đủ tiền để thuê mặt bằng hoặc kho bãi lớn. Nếu chúng ta mở rộng mạng lưới ngân hàng đến vùng sâu vùng xa thì sẽ không phải lựa chọn thực tế. Lĩnh vực Fintech có thể hỗ trợ nhiều hơn. Năm 2019 mới có 40 công ty Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này nhưng đến năm 2020 đã có đến hơn 200 công ty.

Trong lĩnh vực tài chính, cần phải mở rộng thêm dịch vụ cho khách hàng nhưng cũng cần phải đảm bảo an ninh dữ liệu và an ninh mạng. Trong bối cảnh này, với những tháng tới, Việt Nam đã ứng phó và kiểm soát COVID-19 rất tốt, Việt Nam có xuất phát điểm tốt hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Tất nhiên rủi ro vẫn còn đó và thực sự là một mối quan ngại bởi Việt Nam có biên giới với Lào, Campuchia vì vậy cần phải thận trọng.

ADB dự báo Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng kinh tế trong năm 2021

Nguồn: Nhân dân

Chính sách nhập cảnh quốc gia sẽ cần phải siết chặt hơn, rất nhiều ca nhiễm COVID-19 tại Việt Nam phát hiện khi nhập cảnh, Việt Nam đã duy trì được khoảng thời gian dài không có ca nhiễm cộng đồng. Giới chức Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ tốt hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, miễn hoãn nộp thuế. Thách thức ở đây là làm sao hỗ trợ được tốt hơn nữa? Hơn 50% lực lượng lao động đang làm việc tại nhóm doanh nghiệp này, họ không có nguồn lực để tồn tại trong thời gian dài.

Trước mắt, Việt Nam cần phải cân nhắc đến vai trò của ngân hàng thương mại trong cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp Việt Nam. Cần đến hỗ trợ của chính phủ để mở ra nguồn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều hơn.

Ngọc Diệp
Nguồn BizLive