Nhiều CEO rời ghế để tạo cơ hội cho doanh nghiệp đổi mới
“Thường thì người sáng lập sẽ chuyển sang vai trò chủ tịch, cho dù đó là ghế điều hành hay không điều hành. Thật khó để một nhà sáng lập có thể rời bỏ hoàn toàn công ty mà họ đã tạo ra.”
Khi Pinduoduo thông báo rằng họ đã đạt 788,4 triệu người dùng, vượt qua con số 779 triệu của Alibaba và 300 triệu của Amazon thì Colin Huang, Người sáng lập và Chủ tịch của Pinduoduo tiết lộ rằng mình sẽ từ chức. Nhưng tại sao Colin Huang – người sở hữu tài sản trị giá 50 tỉ USD (theo ước tính của Forbes) lại rút lui khi công ty đạt được một cột mốc quan trọng như vậy?
Rất hiếm khi các giám đốc điều hành lại từ bỏ chức vụ của mình. Đối với Colin Huang, trách nhiệm của ông đối với công ty nói riêng và lĩnh vực công nghệ Trung Quốc nói chung ngày càng lớn, có thể điều này đã góp phần vào quyết định ra đi của ông. Không chỉ riêng ông, mà gần đây cũng có nhiều nhà lãnh đạo rời vị trí của mình.
Những nhà sáng lập kiêm cả vị trí giám đốc điều hành thường có mối quan hệ chặt chẽ với các công ty mà họ đã thành lập lên.
Trong năm 2020 số lượng CEO đã giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thống kê cho thấy đã có hơn 1.314 người rời khỏi vị trí này. Nguyên nhân một phần là do các công ty miễn cưỡng thực hiện những thay đổi lãnh đạo giữa cuộc khủng hoảng COVID-19. Bên cạnh đó, có 195 người đã rời đi trong hai tháng đầu năm 2021. Và trong số đó, cũng có một số người không tự nguyện từ chức như John Matze, người bị sa thải khỏi vị trí CEO của Parler do liên quan đến cuộc tấn công vào Điện Capitol của Hoa Kỳ. Leon Black, người đã từ chức CEO của Apollo Global Management, sau khi mối quan hệ giữa ông và Jeffrey Epstein bị phát hiện.
Dạo gần đây xu hướng này đang tăng lên. Không cần tìm đâu xa, tỉ phú Jeff Bezos, Người sáng lập và Giám đốc Điều hành của Amazon đã thông báo rời bỏ vị trí CEO của sàn thương mại điện tử do ông thành lập. Theo Forbes, Bezos sẽ sở hữu tổng tài sản trị giá 178,1 tỉ USD trong vai trò mới – Chủ tịch Điều hành Amazon, vị trí Giám đốc Điều hành sẽ do Andy Jassy kế nhiệm. Trong một bản thông báo gửi cho nhân viên, ông viết: “Khi bạn có quá nhiều trách nhiệm, thật khó để tập trung vào những việc khác”. Thời điểm hiện tại, ông cho biết sẽ tập trung vào hai quỹ từ thiện: Day One và Bezos Earths và hai công ty hàng không vũ trụ: Blue Origin và The Washington Post.
Vào thời điểm đó, thông báo của ông đã khiến cả thế giới ngạc nhiên, nhưng thật ra đó là điều bình thường. Thực tế nhiệm kỳ của một giám đốc điều hành thường là 6-9 năm, nhưng Bezos là ngoại lệ. Ông đã giữ chức giám đốc điều hành nhiều năm hơn so với người khác. Amazon vừa báo cáo doanh thu đạt kỷ lục 125,6 tỉ USD trong quý IV/2020 và đây là con số cao nhất mà Bezos đạt được sau 27 năm nắm quyền. Trong năm nay, rất nhiều nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành cũng đã từ chức và chuyển sang một vai trò mới như Bezos. Điều này chứng tỏ quan điểm: “Những nhà sáng lập kiêm cả vị trí giám đốc điều hành thường có mối quan hệ chặt chẽ với các công ty mà họ đã thành lập lên” là đúng.
Ví dụ khác, Kendra Scott từ chức Giám đốc Điều hành công ty kinh doanh trang sức cùng tên của cô vào tháng 2/2021, sau gần 20 năm thành lập công ty. Với tư cách là cổ đông lớn nhất của công ty và sở hữu tài sản trị giá lên đến 510 triệu USD, cô sẽ tiếp tục tham gia vào các hoạt động của công ty như tập trung vào thiết kế, trải nghiệm khách hàng và hoạt động từ thiện với tư cách là Chủ tịch Điều hành. Theo dự tính, Scott sẽ từ chức sau khi cô điều hành công ty hoàn thành giai đoạn chuyển đổi bán lẻ để đối phó với đại dịch COVID-19.
Một ví dụ khác, đó là Reshma Saujani, CEO của Girls Who Code (tổ chức phi lợi nhuận nhằm hỗ trợ và tăng số lượng phụ nữ trong ngành khoa học máy tính). Một thập kỷ sau khi thành lập tổ chức này, cô quyết định cần có sự thay đổi lãnh đạo. Và khi cô từ chức vào tháng 4/2021 và trở thành chủ tịch hội đồng quản trị thì đồng thời COO, Tiến sĩ Tarika Barrett cũng sẽ từ chức. Saujani đã chia sẻ với Forbes trong một cuộc phỏng vấn độc quyền: “Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo không thể hoặc không nên ở lại tổ chức của mình mãi mãi, điều đó sẽ ngăn cản doanh nghiệp đổi mới và phát triển. Tôi nghĩ rằng vào thời điểm xã hội quay trở lại trạng thái bình thường sau khi COVID-19 xảy ra, là lúc thích hợp để thay đổi lãnh đạo”.
Thời điểm khủng hoảng xảy ra là lúc việc lập kế hoạch kế nhiệm nên được tiến hành. Đặc biệt là đối với các nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành. Họ là những người đảm nhận vai trò rất quan trọng của công ty. Vì lý do này, Stevenson cho rằng các giám đốc điều hành có xu hướng tìm kiếm những người kế nhiệm trong nội bộ công ty.
Jane Stevenson nói: “Việc tìm một người lãnh đạo phù hợp với công ty là thực sự rất quan trọng. Thực tế, rõ ràng là người trong nội bộ sẽ tốt hơn người bên ngoài bởi, vì người trong nội bộ công ty đã quen với văn hoá công ty, hiểu rõ về công ty, hiểu rõ về thị trường mà công ty muốn hướng đến”.
Chính vì lý do này mà tuần trước, một báo cáo của Reuters cho biết COO của Salesforce Bret Taylor chuẩn bị đảm nhận vị trí giám đốc điều hành. Và người ta suy đoán rằng tỷ phú Marc Benioff có thể là Người sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành tiếp theo sẽ từ chức. Tuy nhiên, nếu việc từ chức của một người sáng lập mà không có gì bất ngờ thì có khả năng người đó chỉ chuyển sang một vị trí tương đương khác mà thôi.
Stevenson chia sẻ: “Thường thì người sáng lập sẽ chuyển sang vai trò chủ tịch, cho dù đó là ghế điều hành hay không điều hành. Thật khó để một nhà sáng lập có thể rời bỏ hoàn toàn công ty mà họ đã tạo ra”.
Mộc Dương
Nguồn CafeBiz