Wipro Consumer Care Việt Nam và hành trình trở thành “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á”
“Bí kíp” giúp Wipro Consumer Care Việt Nam trở thành một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á nhiều năm liền không nằm ngoài chiến lược quản trị nhân sự tôn trọng và đề cao hạnh phúc con người.
Nằm trong Top đầu những nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2020 (thuộc khuôn khổ HR Asia Award – giải thưởng uy tín do tạp chí Nhân sự Hàng đầu châu Á tổ chức) vừa qua, Công Ty TNHH Wipro Consumer Care Việt Nam (gọi tắt là Wipro) đã chính thức trở thành một trong số ít các đơn vị 3 năm liền nhận được giải thưởng danh giá này. Đây được xem như một minh chứng thuyết phục nhất cho việc tái khẳng định tôn chỉ “tạo ra một trong những môi trường làm việc đáng mơ ước nhất ở Việt Nam” mà lãnh đạo công ty đã chia sẻ từ lần đầu nhận giải.
Và lẽ dĩ nhiên, sự thành công – nhất là với những thành công liên tiếp, tương tự như cú ‘hat-trick’ tại HR Asia Award của Wipro, không thể chỉ có mỗi sự may mắn.
Một chiến lược nhân sự bài bản, có tầm nhìn và không ngừng thay đổi để thích ứng với xu hướng chung chính là nhân tố cơ bản, then chốt giúp Wipro, nơi với xuất phát điểm là một tập đoàn lâu đời, trở thành môi trường làm việc lý tưởng cho cộng đồng nhân lực trẻ, năng động và hiện đại ở nhiều nước trên thế giới.
Chiến lược nhân sự “4 chân trụ”
Tại Wipro, 4 giá trị được dùng làm “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của nhân sự không nằm ngoài các yếu tố mang khuynh hướng đề cao con người, cụ thể gồm: Hết lòng vì khách hàng, Tôn trọng mỗi cá nhân, Hành xử toàn cầu và Trách nhiệm, và nhất là Chính trực trong mọi hoạt động.
Các nguyên tắc này tuy có điều chỉnh và mang đặc thù riêng, song tựu trung đều liên hệ đến một nghệ thuật quản trị đang được những tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu thế giới áp dụng: khả năng kiến tạo một mô hình văn hoá doanh nghiệp đa thích ứng, hướng về con người.
Nhiều nghiên cứu về quản trị nhân sự đã kiểm định được rằng có mối liên hệ đáng tin cậy giữa thành công của doanh nghiệp với sự gắn kết của nhân viên. Tuy nhiên, bản thân sự gắn kết của nhân viên thôi chưa thể tác động trực tiếp được đến thành quả của doanh nghiệp mà phải thông qua sự tương thích giữa chiến lược và văn hoá doanh nghiệp.
Để giải quyết vấn đề này, nhiều chuyên gia nhân sự thế giới đã nhấn mạnh điểm đến của việc chuyển đổi văn hoá phải là một “văn hoá phù hợp” – một khái niệm thay thế cho “văn hoá mạnh” hay “văn hoá tốt” trước đây. Sự phù hợp ở đây bao gồm cả phù hợp giữa giá trị cá nhân với những giá trị mới của doanh nghiệp và với động lực thay đổi.
Vậy thế nào là “văn hoá phù hợp” hiện nay?
Thế hệ ‘millennials’ (tạm dịch thế hệ của kỷ nguyên mới) đang dần chiếm lĩnh các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, đem lại những hệ giá trị khác với thế hệ trước và cả cách mà họ đối mặt với thay đổi cũng khác trước. Ý thức làm việc phải có mục đích và phải khẳng định cái “tôi” của mình là đặc trưng của thế hệ này.
Như vậy, với mỗi giá trị văn hoá mới được chuyển đổi, họ phải nhìn thấy được ý nghĩa của nó với cuộc đời họ, có cơ hội kết nối với cái “tôi” của họ và hiểu được vai trò của họ trong việc làm cho doanh nghiệp khác đi như thế nào (Global Culture Report 2018), điều này sẽ giúp văn hoá mới “sống” lâu dài với doanh nghiệp.
Vì lý do đó, “4 chân trụ” về nhân sự tại Wipro chính là sự đúc kết hài hoà yếu tố “văn hoá phù hợp” để tạo nên môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên, mặt khác cũng chính là nền tảng xây dựng một văn hoá doanh nghiệp bền vững trước những biến động từ bên ngoài.
Công sở biết “yêu thương”
Bên cạnh “4 chân trụ”, xây dựng môi trường làm việc từ xu hướng cân bằng công việc và cuộc sống thành sự hợp nhất trọn vẹn công việc và cuộc sống – một biểu hiện của nghệ thuật quản trị bằng yêu thương, cũng là chiến lược nhân sự đáng chú ý giúp Wipro thành công trong việc “biến công sở thành nhà”.
Quản trị bằng yêu thương là cách tiếp cận và phong cách lãnh đạo đến từ lòng tin, trung thực, tín nhiệm, công bằng, đoàn kết và khen thưởng thích đáng. Chính điều này sẽ giúp các nhân viên hiểu nhau hơn và trở thành chìa khoá vàng để họ cống hiến hết mình, trung thành và đem lại hiệu suất tốt hơn.
Dù vậy, trong thực tế, văn hoá yêu thương có thể sẽ tạo ra sự thoả hiệp với mục tiêu phát triển kinh doanh của các công ty nếu không có những phương pháp và hệ thống phù hợp. Vì lẽ đó việc kết hợp văn hoá yêu thương và văn hoá có chủ đích, hướng tới hiệu quả kinh doanh chưa bao giờ là một điều dễ dàng.
Công cụ quan trọng để tạo dựng khả năng này là truyền thông hai chiều, bản lĩnh lãnh đạo, và các nỗ lực đội nhóm. Việc thường xuyên lắng nghe tiếng nói của nhân viên đã giúp ban lãnh đạo Wipro kịp thời điều chỉnh kế hoạch, và quan trọng hơn là thu hút sự tham gia của nhân viên vào quá trình chuyển đổi của doanh nghiệp – điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.
Wipro Consumer Care là nhà sản xuất và phân phối các sản phẩm tiêu dùng hàng đầu với 24 thương hiệu nổi tiếng, hiện diện tại hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới.
Wipro Consumer Care Việt Nam được biết đến với các sản phẩm chăm sóc gia đình và chăm sóc cá nhân như: Enchanteur, Romano, Gervenne, Bio-essence, Carrie Junior, MaxKleen, Dashing, Aiken... Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập https://wiprounzavncareer.com/
Nguồn Wipro Consumer Care Việt Nam