Hậu COVID-19 – Hướng đi nào để đưa doanh nghiệp trở lại đường đua?
Việt Nam đang dần bước vào giai đoạn phục hồi hậu COVID-19 nhưng dù cơn đại dịch có qua đi thì cũng đã có rất nhiều điều đã thay đổi. Đâu sẽ là hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp trong giai đoạn “bình thường mới” hiện nay?
Theo kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê (Bộ kế hoạch và Đầu tư) thì có khoảng 86% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19, trong đó nhóm doanh nghiệp lớn chịu tác động tới 92,8%, tiếp đến là doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức ảnh hưởng lần lượt là 91,1% và 89,7%. Sau hai tháng cách ly xã hội, Việt Nam đang dần bước vào giai đoạn phục hồi. Tuy nhiên, thị trường cũng đã có không ít thay đổi, những thói quen mới đã được hình thành hậu COVID mà doanh nghiệp buộc phải thích nghi nhanh chóng. Vậy đâu sẽ là hướng đi cho các doanh nghiệp cũng như các marketer trong thời đại bình thường mới để nhanh chóng trở lại đường đua?
Nắm bắt những thay đổi trong hành vi tiêu dùng
Một trong những hệ quả lớn nhất sau mùa dịch chính là sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng, đặc biệt dễ quan sát nhất là trong ngành bán lẻ. Lệnh cách ly xã hội và hạn chế mua sắm tập trung đã khiến các hoạt động mua sắm truyền thống bị bỏ lại phía sau, nhường chỗ cho mua hàng trực tuyến ngày càng gia tăng. Lần đầu tiên cả nước chứng kiến dịch vụ khám bệnh trực tuyến, chẩn đoán bệnh qua màn hình điện thoại (video call), dịch vụ đi mua sắm nhu yếu phẩm hộ và giao hàng tận nơi…
Thói quen giải trí cũng đã có thay đổi nhanh chóng với sự lên ngôi của ứng dụng TikTok và các video nội dung thú vị bên cạnh các mạng xã hội quen thuộc như Facebook hay Instagram. Đây chính là động lực thúc đẩy các marketer phải nhanh chóng theo chân khách hàng đến các kênh mới nếu không muốn nằm ngoài cuộc chơi.
Theo anh Khiêm Hồ – Giám đốc Điều hành Chin Media, các doanh nghiệp Việt nhìn chung vẫn còn khá dè dặt với digital marketing và thị trường chỉ đang khai thác khoảng 20% tiềm năng của nó. Sự dịch chuyển thói quen tiêu dùng – giải trí của khách hàng từ offline lên online thời đại hậu COVID-19 sẽ là một thách thức không nhỏ với không ít doanh nghiệp.
Lời khuyên trong thời điểm này là các doanh nghiệp cần xây dựng một hướng phát triển bền vững cho giai đoạn “bình thường mới” bằng cách thấu hiểu tâm lý mới của khách hàng, mang đến những thông điệp hữu ích trên nền tảng vượt trội của digital marketing; từ đó tìm ra những “điểm chạm” mới trong cách tiếp cận và xây dựng được những chiến dịch mang đến giá trị thực cho khách hàng.
Chú trọng vào hiệu quả thật của các chiến dịch marketing
COVID-19 khiến các doanh nghiệp phải cẩn trọng hơn trong việc đưa ra các quyết định “chi tiêu” cho hoạt động marketing. Khi cuộc chơi đã dần chuyển hướng lên thế giới online thì các hoạt động marketing truyền thống cũng dần được tinh gọn, nhường chỗ cho các xu hướng marketing online mới.
Ưu điểm lớn nhất của digital marketing chính là khả năng cập nhật dữ liệu theo thời gian thực, cụ thể hoá và theo dõi sát sao hiệu quả của các hoạt động marketing, từ đó đưa ra được những quyết định kịp thời. Đây cũng là điều doanh nghiệp cần nhất trong tình hậu COVID để đảm bảo tối ưu hiệu suất của chiến dịch so với mục tiêu đề ra.
Là một agency tiên phong trong ngành, Chin Media luôn lấy hiệu suất của mọi chiến dịch làm kim chỉ nam, không ngừng phát triển công nghệ để đưa ra những báo cáo kịp thời với độ chính xác cao, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phân tích và đánh giá hiệu quả các hoạt động marketing, từ đó đảm bảo chiến dịch luôn đi đúng với mục tiêu đã đề ra.
Tư duy cải tiến – chìa khoá thành công cho doanh nghiệp
Không phải vô tình mà giai đoạn hậu COVID-19 lại được đặt tên là “thời đại bình thường mới”. Bởi có những sự thật, thói quen vốn quen thuộc đã bị cơn đại dịch thay đổi hoàn toàn chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Và đây chính là thời điểm các doanh nghiệp chứng tỏ năng lực của bản thân, thúc đẩy những tư duy mới mẻ để dẫn dầu trên hành trình phục hồi sau dịch.
Mạnh mẽ nhất, chúng ta có thể nhìn thấy những nỗ lực của ngành du lịch – một trong những nhân tố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Các gói kích cầu du lịch nội địa liên tục được tung ra, đi cùng với thông điệp “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” do Tổng cục Du lịch phát động.
Đối với nhóm ngành bán lẻ, thị trường cũng đang nhộn nhịp hơn từng ngày khi các thương hiệu đều tích cực gia tăng sự hiện diện của mình trên các kênh thương mại điện tử hoặc mới hơn cả là social commerce (bán hàng trên mạng xã hội). Sự phối hợp giữa kênh bán hàng truyền thống và trực tuyến, đi cùng với một chiến lược marketing toàn diện, chú trọng vào hiệu quả thực sẽ giúp doanh nghiệp tương tác với khách hàng ở mức độ sâu rộng hơn.
COVID-19 đã giáng đòn nặng nề cho nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên đây chỉ là tình hình tạm thời. Theo các dự báo kinh tế, thị trường sẽ nhanh chóng phục hồi theo mô hình “chữ V” – tức tăng vọt sau suy thoái. Và bản thân doanh nghiệp cũng nên biết cách tận dụng những xu hướng mới, biến thách thức thành cơ hội để bật dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Khởi đầu là một agency chuyên về chiến lược truyền thông kỹ thuật số tích hợp, Chin Media đã mở rộng thành một hệ sinh thái truyền thông số toàn diện với bốn công ty con: Chin Media, AppROI (Mobile Application Marketing), ULU (Mạng lưới tiếp thị liên kết) và Chin IM (Mạng lưới Influencer Marketing).
Không đi theo lối mòn, Chin Media không ngừng kết hợp tính ưu việt của công nghệ số cùng với sự sáng tạo để chuyên biệt hoá các chiến lược từ xây dựng thương hiệu; xây dựng nội dung, hình ảnh truyền thông; đến triển khai chiến dịch truyền thông đa kênh với mục tiêu mang lại hiệu quả kinh doanh vượt trội nhất cho khách hàng.