Câu chuyện về cha đẻ của Lotte: “Ông trùm kẹo cao su” tạo dựng đế chế bánh kẹo lừng lẫy Châu Á

Câu chuyện về cha đẻ của Lotte: “Ông trùm kẹo cao su” tạo dựng đế chế bánh kẹo lừng lẫy Châu Á

Chẳng ai ngờ được, người sáng lập đế chế Lotte lại lập nghiệp ở xứ người.

Năm 1941, một chàng trai trẻ người Hàn Quốc tên Shin Kyuk-ho đã quyết định bỏ lại trang trại lợn của gia đình và thực hiện khát vọng lớn lao của mình. Sau khi tốt nghiệp trung học, Shin Kyuk-ho đã lên một con tàu từ Busan đến Nhật Bản với ước mơ trở thành tiểu thuyết gia.

Câu chuyện về cha đẻ của Lotte: “Ông trùm kẹo cao su” tạo dựng đế chế bánh kẹo lừng lẫy Châu Á

Shin Kyuk-ho thời trẻ.

Tuy nhiên, dòng đời đưa đẩy khiến chàng trai trẻ từ một người với hai bàn tay trắng đã tạo dựng nên một trong những tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc – Lotte và được biết đến như “ông trùm kẹo cao su” Châu Á. Ngày nay, Lotte có một chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh, khách sạn và công viên giải trí trên toàn cầu.

Có thể nói Lotte được xem là biểu tượng đáng tự hào của người Hàn Quốc nhưng lịch sử của thương hiệu lại là một câu chuyện đặc biệt có liên quan đến Nhật Bản.

Câu chuyện về cha đẻ của Lotte: “Ông trùm kẹo cao su” tạo dựng đế chế bánh kẹo lừng lẫy Châu Á

Trụ sở của Lotte nằm ở tòa nhà cao thứ 6 thế giới ở Seoul, Hàn Quốc.

Tất cả bắt đầu với kẹo cao su

“Kẹo cao su là sản phẩm chủ chốt trong dòng sản phẩm bánh kẹo của Lotte”, một người phát ngôn của Lotte Confectionery cho biết. Và trong số đó kẹo cao su Xylitol của Lotte được xem là “kẹo quốc dân” của Hàn Quốc.

Shin Kyuk-ho, sinh năm 1921, là con út trong một gia đình có 10 anh chị em tại Ulsan, một thị trấn cảng nhỏ ở phía đông nam Hàn Quốc. Sau khi đến Nhật Bản, Shin theo học tại trường Cao đẳng kỹ thuật và làm công việc giao báo. Thời điểm đó, Shin tự đặt tên tiếng Nhật là Shigemitsu để có thể dễ dàng hoà nhập với sinh viên ở nước này.

Câu chuyện về cha đẻ của Lotte: “Ông trùm kẹo cao su” tạo dựng đế chế bánh kẹo lừng lẫy Châu Á

Một nhân viên sản xuất kẹo cao su trong nhà máy Lotte.

Có lần nhìn thấy quân lính trao bong bóng cho trẻ em, Shin đã được truyền cảm hứng để thành lập công ty riêng ở Tokyo chuyên sản xuất kẹo cao su cho thị trường Nhật Bản.

Công ty của Shin mở cửa kinh doanh vào năm 1948, sản xuất kẹo cao su với tên thương hiệu là Cowboy và Mable Gum. Giấc mơ trở thành tiểu thuyết gia của Shin chỉ còn lại dấu vết trong cái tên Lotte. Lotte lấy cảm hứng từ tên Charlotte, nhân vật chính trong tiểu thuyết Thế kỷ 18 của nhà văn Johann Wolfgang von Goethe có tên là “The Sorrows of Young Werther”.

Câu chuyện về cha đẻ của Lotte: “Ông trùm kẹo cao su” tạo dựng đế chế bánh kẹo lừng lẫy Châu Á

Shin sớm mở rộng sản xuất các sản phẩm thực phẩm khác như bánh kẹo và socola bao gồm dòng socola Ghana, phổ biến nhất vẫn là thanh socola sữa. Công ty của Shin đã từng tài trợ cho các chương trình truyền hình và đội bóng chày Nhật Bản, Lotte Orions.

Sự tài giỏi của Shin và sự thành công của Lotte tại thị trường Nhật Bản là không thể bàn cãi. Điều này có thể chứng minh bằng tham vọng của Shin khi xây dựng sự nghiệp lừng lẫy tại một đất nước khác.

Câu chuyện về cha đẻ của Lotte: “Ông trùm kẹo cao su” tạo dựng đế chế bánh kẹo lừng lẫy Châu Á

Năm 1965, quan hệ ngoại giao của Nhật Bản và Hàn Quốc đã được bình thường hoá. Điều này được xem là món quà tinh thần tuyệt vời đối với Shin và Lotte, cho phép Shin có thể mở rộng thị trường ở quê hương vào năm 1967. Đúng như nguồn gốc của nó, sản phẩm đầu tiên của Lotte tại Hàn Quốc cũng là kẹo cao su.

Từ giai đoạn này trở đi, Lotte đã sớm phát triển và trở thành tập đoàn lớn đứng thứ 5 tại Hàn Quốc bên cạnh những tập đoàn lớn khác sau thời kỳ chiến tranh. Các tập đoàn này đã giúp Hàn Quốc từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành cường quốc xuất khẩu và có nền kinh tế đứng thứ 12 trên thế giới.

Câu chuyện về cha đẻ của Lotte: “Ông trùm kẹo cao su” tạo dựng đế chế bánh kẹo lừng lẫy Châu Á

Vào khoảng những năm 1970, 1980, Lotte bắt đầu tập trung vào việc mở rộng thị trường nước ngoài, xây dựng một nhà máy ở bang Michigan, Mỹ và mở văn phòng bán hàng ở Chicago để giúp bán kẹo cao su và bánh quy cho thị trường Mỹ.

Sau đó, Lotte bắt đầu mở rộng thị trường trên khắp Châu Á và ra mắt các công ty con tại các thị trường đang phát triển như Thái Lan vào năm 1988, Indonesia vào năm 1993. Một năm sau, Lotte tấn công sang Trung Quốc và ngay sau đó triển khai mở rộng quy mô tương tự sang thị trường Philippines và Việt Nam.

Tại quê nhà, nền kinh tế bùng nổ giúp người Hàn Quốc có thêm thu nhập để chi tiêu cho một số đồ ăn nhẹ, dẫn đến việc tạo ra các sản phẩm như Pepero – một loại bánh quy nhúng socola được đóng gói trong hộp nhỏ.

Câu chuyện về cha đẻ của Lotte: “Ông trùm kẹo cao su” tạo dựng đế chế bánh kẹo lừng lẫy Châu Á

Ngày trước sản phẩm này từng vấp phải tranh cãi dữ dội khi được cho là đạo nhái ý tưởng từ bánh Pocky của Nhật Bản được sản xuất từ năm 1966. Lúc này, Pocky đã đệ đơn kiện và Pepero chỉ có thể bán được ở Hàn Quốc.

Tưởng đâu sản phẩm này sẽ khiến Lotte điêu đứng nhưng trên thực tế, Pepero đã giúp Lotte nâng cấp thương hiệu lên tầm cao mới khi đạt được chiến lược tiếp thị đỉnh cao khiến các thương hiệu khác ngưỡng mộ.

Ở Hàn Quốc, ngày Pepero (11/11) hàng năm được giới trẻ Hàn Quốc vô cùng quan tâm, ngày này được xem giống như ngày Valentine, ngày thổ lộ tình yêu của giới trẻ Hàn, họ sẵn sàng xếp hàng để mua Pepero để ăn và chia sẻ với người mình yêu thương.

Về nguồn gốc của ngày 11/11 không được chia sẻ nhiều, nhưng một số người đoán rằng, hình dạng của bánh Pepero giống với số 1 nên họ đã chọn ngày này là làm ngày lễ lớn, và kể từ đó Lotte đã thắng lớn với sản phẩm này.

Câu chuyện về cha đẻ của Lotte: “Ông trùm kẹo cao su” tạo dựng đế chế bánh kẹo lừng lẫy Châu Á

Trở lại với sự thành công lớn của Lotte trong những ngày đầu thành lập, đó là kẹo cao su. Từ những năm 1970, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một thứ gọi là “xylitol”, một chất thay thế đường được ca ngợi ở Phần Lan vì nhiều lợi ích trong nha khoa.

Đến năm 1977, khi xylitol được cấp phép làm phụ gia thực phẩm, Lotte đã tận dụng cơ hội này và tạo ra một loại kẹo cao su với chất làm ngọt được mọi người ưa chuộng, sản phẩm này được xem là lành mạnh hơn so với kẹo cao su thông thường.

Đế chế của Lotte giờ đây đã vượt ngoài ranh giới của việc sản xuất kẹo cao su, mà thay vào đó là phát triển ở nhiều phương diện kinh doanh khác nhau và gặt hái được nhiều thành tựu. Điều đáng nói, người sáng lập yêu thích văn học đã không còn nắm quyền điều hành.

Câu chuyện về cha đẻ của Lotte: “Ông trùm kẹo cao su” tạo dựng đế chế bánh kẹo lừng lẫy Châu Á

Trước khi qua đời ở tuổi 98 vào ngày 20/1/2020 vừa qua, Shin được xem là “ông trùm” giàu có cuối cùng của Hàn Quốc, người giúp đất nước thoát khỏi cảnh đói nghèo sau chiến tranh Triều Tiên những năm 1950. Tuy nhiên, những năm tháng cuối đời, ông đã phải đối mặt với pháp luật, phải chứng kiến cảnh hai đứa con trai giành giật đế chế mà mình cất công gầy dựng.

Xuất hiện tại toà với cáo buộc trốn thuế vào năm 2017, Shin yếu đuối vứt gậy chống xuống sàn để phản đối và yêu cầu được biết ai là người đã đưa ra cáo buộc trốn thuế. Ông đã mạnh miệng tuyên bố rằng mình là người sở hữu toàn bộ mọi thứ ở Lotte, đương nhiên sau đó các trợ lý vội vàng đến và kiểm tra huyết áp cho ông.

Giống như nhân vật rơi vào lưới tình với Charlotte trong tiểu thuyết kinh điển của Goethe, mối quan hệ của Shin và Lotte dường như sâu sắc hơn nhiều so với hầu hết các nhà sáng lập hay CEO của các công ty khác.

Trên trang web của Lotte, mọi người đều nhìn thấy dòng chữ: “Làm cuộc sống của người dân thêm phong phú bằng cách cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ cao cấp”. Đây được xem là bằng chứng về sự cống hiến của Shin cho Lotte trong hàng chục năm qua và cũng là mục tiêu mà Lotte luôn muốn hướng đến khách hàng của mình.

(Đổi tiêu đề bởi Brands Vietnam)

Jia You
Nguồn CafeF