TopDev: 66% doanh nghiệp tại Việt Nam thích ứng tốt trước COVID-19

TopDev: 66% doanh nghiệp tại Việt Nam thích ứng tốt trước COVID-19

Việt Nam là một trong những đất nước có dân số trẻ trên thế giới, với dân số 100 triệu người và hơn 150 triệu thiết bị di động 70% có kết nối Internet, có vẻ như Việt Nam đã có sự chuẩn bị cho sự thay đổi đặc biệt là việc số hóa doanh nghiệp trong ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Theo các số liệu do TopDev tổng hợp, để kịp thời nắm bắt những quy định được chính phủ ban hành nhằm hướng đến sự an toàn lao động và đảm bảo chu kỳ hoạt động doanh nghiệp, các nhà quản lý đã có những thông tin chi tiết giúp nhân viên trang bị đầy đủ những kiến thức quan trọng nhất, sẵn sàng "chiến đấu" trong mùa dịch bệnh. "Remote Work" or "Work From Home" là giải pháp thiết thực nhất được áp dụng với việc tối ưu hóa song song các quy trình vận hành và công cụ hỗ trợ thực hiện công việc.

Bộ Lao động Thương binh Xã hội dự báo ước tính sẽ có trên 250.000 lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm và hàng triệu lao động sẽ bị ngừng việc. Nếu tình hình dịch còn diễn biến xấu, sẽ có đến 2-3 triệu lao động có nguy cơ bị ngừng việc trên toàn thị trường.

Báo cáo tình hình, giải pháp thích ứng COVID-19 cũng như chuyển biến trong mùa dịch chỉ ra rằng thị trường tuyển dụng cũng có nhiều sự ảnh hưởng. Các doanh nghiệp và tổ chức nhỏ hơn có thể sẽ chuyển hướng sang tuyển nhỏ giọt hoặc thậm chí là ngừng hẳn tuyển dụng.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, 3 tháng đầu năm, trung bình mỗi tháng có 11.630 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường do tác động của COVID-19. Tính từ ngày 1/1 đến 26/3, hơn 153.000 người đã mất việc làm, phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và hàng triệu lao động bị ngừng việc.

"Một màu xám buồn ảm đạm phủ lên nền kinh tế toàn cầu trong mùa dịch COVID-19, một sự kiện đáng buồn mà lịch sử nhân loại lần đầu được chứng kiến trong một thế kỷ qua. Mọi tầng lớp nhân dân, và các doanh nghiệp lớn nhỏ đều bị ảnh hưởng sâu rộng bởi cơn bão COVID-19, trong đó có cả lĩnh vực công nghệ. Chiến dịch bắt buộc của chính phủ 'Cách ly toàn xã hội' khiến các doanh nghiệp phải bật chế độ 'sinh tồn', hàng loạt các biện pháp cắt giảm chi phí được đưa ra", đại diện TopDev phân trần.

Linh động thích ứng của doanh nghiệp Việt

Tuy nhiên chúng ta luôn thấy ánh sáng trong những thời khắc khó khăn nhất, đó chính là sự linh động và sáng tạo trong việc thích ứng của nhiều doanh nghiệp trong nước. Việt Nam là một trong những đất nước có dân số trẻ trên thế giới, với dân số 100 triệu người và hơn 150 triệu thiết bị di động 70% có kết nối Internet, có vẻ như Việt Nam đã có sự chuẩn bị cho sự thay đổi đặc biệt là việc số hóa doanh nghiệp ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

TopDev: 66% doanh nghiệp tại Việt Nam thích ứng tốt trước COVID-19

Thống kê bởi TopDev cho thấy, 66% - con số khả quan - doanh nghiệp thích ứng nhanh, 22% doanh nghiệp cắt giảm chi phí thông qua hạn chế chi phí không quan trọng, giữ quỹ tiền lương dự phòng, tái phân bổ lượng việc, giảm giờ làm và lương nhân viên dựa trên thoả thuận tự nguyện giữa doanh nghiệp và người lao động.

Chỉ 7% doanh nghiệp sa thải nhân sự và 5% còn lại ngưng hoạt động hoàn toàn.

Trong số thích ứng, các từ khóa #SocialDistancing #WorkFromHome đã là những chủ đề nóng được nhiều người đề cập trong thời gian gần đây. Theo đó, doanh nghiệp đã nhanh chóng cải cách lại quy định, ứng dụng công cụ quản lý, và tinh gọn quy trình. Nhiều đơn vị đã cho các phòng ban thiết kế ngay quy trình để đảm bảo công việc. Các mô hình quản lý dần chuyển giao từ offline sang online, sau đó tiếp tục triển khai làm việc "work from home" - chỉ 50% nhân viên còn làm việc tại văn phòng.

Những công vụ làm việc thích ứng với COVID-19

TopDev: 66% doanh nghiệp tại Việt Nam thích ứng tốt trước COVID-19

Tuy nhiên điều này không phải dễ dàng với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn có bộ máy vận hành phức tạp. Khảo sát cũng cho thấy, các doanh nghiệp IT dường như ít chịu ảnh hưởng của đợt dịch bệnh lần này, tuy nhiên họ vẫn hạn chế nhiều hoạt động không thật sự thiết yếu nhằm đảm bảo dòng tiền giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn.

Điểm sáng từ ngành IT

Khác với những ngành khác, do tính chất công việc, thị trường lao động IT vẫn không bị ảnh hưởng quá nhiều, một số doanh nghiệp IT lớn tại TP.HCM và Hà Nội đã cho toàn bộ nhân viên làm việc tại nhà mà vẫn không gây ảnh hưởng nhiều đến tiến độ công việc. Mức lương của thị trường này cũng vì thế mà không có quá nhiều thay đổi so với 3 quý cuối năm.

Hiện nay các phòng ban nhân sự đang ráo riết chuẩn bị cho nhiều giải pháp để có thể duy trì lượng nhân viên của công ty. Một trong những giải pháp các phòng ban nhân sự hiện đang áp dụng hiện nay chính là tạo ra một quy trình phỏng vấn trực tiếp ví dụ như sử dụng công cụ như VideoCV, và một số công cụ hỗ trợ khác giúp quy trình tuyển dụng được diễn ra một cách mượt mà hơn.

Vào đầu tháng 4 khi Chính sách cách ly xã hội được ban hành, doanh nghiệp IT buộc phải thắt chặt và cắt giảm chi phí để sinh tồn. Ngưng tuyển dụng và các chi phí cho tuyển dụng. Nhân sự hiện tại tập trung làm việc tại nhà và nhận thêm dự án ngoài.

Bước sang tháng 5, dự báo ngành sẽ thay đổi kế hoạch tuyển dụng trong năm và lên kế hoạch tuyển dụng & Employer Branding sau mùa dịch; trong đó bắt đầu tuyển dụng lại từ các vị trí quan trọng.

Thống kê quan điểm của nhân sự ngành IT

TopDev: 66% doanh nghiệp tại Việt Nam thích ứng tốt trước COVID-19

Với một kịch bản lạc quan nhất, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào việc tình hình dịch bệnh được kiểm soát sớm, các lĩnh vực kinh doanh trong nước sẽ bắt nhịp trở lại trong nửa cuối năm.

Các doanh nghiệp hiện đang kích hoạt chế độ sinh tồn nhưng không nên đánh mất tầm nhìn dài hạn. Đây cũng là cơ hội tốt để quan tâm sâu sát hơn tới khách hàng, tạo ra những sản phẩm và những chính sách hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng. Doanh nghiệp cũng nên thật sự tìm hiểu những thay đổi trong nhu cầu và hành vi của khách hàng và đối tác để đưa ra các giải pháp thích ứng nhanh chóng, TopDev khuyến khích.

Thảo Anh
Nguồn CafeF