Ngân hàng Thế giới đưa ra hai kịch bản GDP và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh COVID-19

Ngân hàng Thế giới đưa ra hai kịch bản GDP và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh COVID-19

Trong báo cáo “Cập nhật Kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương”, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra 2 kịch bản dự báo về GDP của các nước.

Kịch bản “đại dịch toàn cầu”, kịch bản cơ sở

Kịch bản đại dịch toàn cầu giả định rằng đại dịch sẽ tác động đến Trung Quốc mạnh nhất nhưng cũng gây tổn thương đến các quốc gia khác.

Ngân hàng Thế giới đưa ra hai kịch bản GDP và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh COVID-19

Đầu tiên, cú sốc nguồn cung làm giảm GDP thông qua việc làm giảm số lượng người có việc làm (và cả vốn), từ đó dẫn tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu yếu hơn, đồng thời nhập khẩu cũng giảm vì thu nhập của hộ gia đình đi xuống và hoạt động sản xuất bị thu hẹp.

Thứ hai, khi chi phí thương mại cao hơn, giá của một đơn vị nhập khẩu và xuất khẩu gia tăng và tính cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc suy giảm vì chi phí xuất khẩu cao hơn cũng như chi phí nguyên liệu đầu vào cao hơn; Do đó, giá thành phẩm cũng sẽ tăng. Chi phí thương mại ngày càng tăng sẽ dẫn tới sự suy giảm về năng suất lao động.

Cùng với đó, ngành du lịch trong và ngoài nước cũng sẽ giảm mạnh, từ đó dẫn tới sự suy giảm thêm về GDP và xuất khẩu của Trung Quốc.

Cuối cùng, các thành phần của chi tiêu đang thay đổi khi nhu cầu giảm mạnh đối với những lĩnh vực đòi hỏi có tương tác của con người (vận tải, khách sản). Sự suy giảm về tính cạnh tranh và thu nhập thấp hơn khiến tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm 3,5%, trong khi kim ngạch nhập khẩu giảm 3,2%. Lượng tiêu thụ thực của các hộ gia đình giảm 7,2%.

Trong kịch bản này, WB dự báo GDP toàn cầu giảm 2,1%, trong đó GDP của các quốc gia đang phát triển giảm 2,5% và GDP của các nước có thu nhập cao giảm 1,9%.

Kim ngạch xuất khẩu toàn cầu được WB dự báo giảm 2,5%. Trung Quốc – vốn được xem là công xưởng thế giới – chứng kiến sự suy giảm sản xuất ở mọi lĩnh vực vì tình trạng sử dụng dưới mức lao động và nguồn vốn, cùng với chi phí thương mại cao hơn. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc được cho là sẽ giảm 3,7%. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có khả năng giảm 1%.

Với Việt Nam, trong kịch bản này, GDP của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm nay.

Ngân hàng Thế giới đưa ra hai kịch bản GDP và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh COVID-19

Hai kịch bản tăng trưởng GDP của các khu vực và các nước, kịch bản đại dịch toàn cầu (màu đỏ), và kịch bản đại dịch kéo dài hơn và sâu hơn (màu vàng).

Kịch bản đại dịch toàn cầu kéo dài và sâu hơn

Trong kịch bản này, WB cho rằng GDP của các quốc gia sẽ giảm mạnh hơn vì đại dịch kéo dài hơn và sâu hơn. Giả định vẫn còn giữ nguyên, cú sốc ở Trung Quốc vẫn giữ nguyên như trong kịch bản đại dịch toàn cầu trong khi cú sốc đến các quốc gia còn lại sẽ mạnh hơn.

Trong kịch bản này, WB dự báo GDP toàn cầu có thể giảm 3,9%, trong khi GDP của Trung Quốc giảm 4,3%. Khu vực có khả năng ghi nhận giảm GDP mạnh nhất sẽ là những khu vực gắn kết sâu nhất vào thương mại hoặc những nơi có ngành du lịch đóng vai trò lớn. GDP Campuchia và Thái Lan được dự báo giảm hơn 6%, trong khi Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines được dự báo giảm hơn 4,5% – còn mạnh hơn mức giảm của Trung Quốc.

Các quốc gia có thu nhập cao có thể ghi nhận GDP giảm mạnh, trong đó WB ước tính GDP ở EU giảm hơn 2,3%, Nhật Bản (-4,6%), Mỹ (-3,4%) và Canada (-3,2%). Các quốc gia tại Châu Phi Hạ Sahara nằm trong nhóm ít bị tác động nhất.

Với Việt Nam, trong kịch bản này, GDP của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 1,5% trong năm nay.

Dù vậy, Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam và các nước trong năm 2021. Cụ thể, WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 7,5% trong kịch bản cơ sở. Trong kịch bản kém khả quan hơn, WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể chỉ tăng trưởng 4% trong năm sau.

Ngân hàng Thế giới đưa ra hai kịch bản GDP và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh COVID-19

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Vũ Hạo
Nguồn Nhịp cầu Đầu tư