FMCG Monitor 08/2019
Cùng với chỉ số CPI thấp, nền kinh tế Việt Nam duy trì đà tăng trưởng ổn định, dù chậm hơn cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, cần nhiều nỗ lực hơn để tận dụng tối đa CPTPP và EVFTA qua đó thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế và đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2019 là 6.8%.
Bức tranh tăng trưởng thị trường FMCG
Trong dài hạn, thị trường FMCG đang nóng dần lên, đạt tốc độ tăng trưởng gấp đôi cùng kỳ năm ngoái ở khu vực Nông thôn. Xét về ngắn hạn, chi tiêu cho FMCG tiếp tục tăng trưởng tốt trong quý 2 và nhiều khả năng theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế 6%-7% cho cả năm 2019.
Ở Thành thị 4 thành phố chính, tất cả các ngành hàng ngoại trừ Thức uống đều tăng trưởng tốt, đặc biệt là ngành hàng Chăm sóc cá nhân với hai chữ số. Trong khi đó ở Nông thôn, Sữa & sản phẩm từ sữa tiếp tục là ngành hàng dẫn đầu thị trường FMCG với mức tăng trưởng ấn tượng.
Ngành hàng tiêu biểu
Tăng trưởng của ngành hàng Sữa & các sp từ sữa một phần được thúc đẩy bởi sự phát triển mạnh mẽ của Sữa bột pha sẵn cho trẻ em, đặc biệt ở khu vực Nông thôn nhờ vào tính tiện lợi. Ngành hàng này chỉ mới tiếp cận hơn 10% tổng số hộ gia đình cùng với sự gia nhập của các thương hiệu mới, cho thấy tiềm năng phát triển lớn.
Kênh mua sắm
Trong quý 2 2019, hầu hết các kênh mua sắm đều đạt kết quả tốt ở khu vực Thành thị. Người tiêu dùng tiếp tục mua sắm tại nhiều kênh khác nhau, khẳng định chiến lược “đa kênh” là điều cần thiết đối với các thương hiệu và nhà bán lẻ. Ở Nông thôn, cửa hàng tạp hóa quy mô vừa vẫn là kênh tăng trưởng nhanh nhất đồng thời tiếp tục mở rộng thị phần.
Tiêu điểm của tháng – Tăng trưởng trong thị trường đã có mức tiêu thụ lớn: GIÁ TRỊ TẠO TĂNG TRƯỞNG
Việc tăng trưởng trong các thị trường “trưởng thành” đã tiếp cận hầu hết người tiêu dùng như Nước mắm hay Mì ăn liền luôn là một thách thức lớn. Tuy nhiên, cơ hội là vẫn còn để tiếp tục khai thác cho cả hai ngành hàng này.
David Anjoubault - General Manager, Kantar Worldpanel Vietnam
Nguồn Kantar Worldpanel