Câu chuyện phía sau giải thưởng ‘Oscar’ ngành hàng không

“Không có con đường tắt đến thành công, nhưng có con đường ngắn nhất” - đó chính là trường hợp của AirAsia, từ hãng bay khởi nghiệp chỉ với 1 ringgit và khoản nợ không lồ tới giải thưởng hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới suốt hơn một thập kỷ.

Ngày 18/6, AirAsia nhận cú đúp giải thưởng Skytrax: Hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới và Khoang hạng sang giá rẻ tốt nhất thế giới cho máy bay AirAsia X đường dài. Đây là năm thứ 11 liên tiếp hãng nhận được giải thưởng “Oscar” của ngành hàng không, tiếp tục khẳng định hướng đi đúng đắn của nhà sáng lập từ những ngày đầu.

Câu chuyện phía sau giải thưởng ‘Oscar’ ngành hàng không

Được khởi xướng lần đầu tiên vào năm 1999, đến nay, bảng xếp hạng chất lượng dịch vụ Skytrax World Airlines Awards được ví như “Oscar” của ngành hàng không. Các hãng bay muốn góp mặt trong danh sách giải thưởng này sẽ phải vượt qua cuộc khảo sát với khoảng 21,65 triệu khách hàng ở 100 quốc gia trên toàn thế giới. Cùng với đó là hàng trăm yếu tố đánh giá chất lượng của hãng hàng không trên tất cả lĩnh vực cung cấp dịch vụ và sản phẩm từ mặt đất đến trên không.

Đáng nói, bộ tiêu chuẩn đánh giá của Skytrax sẽ thay đổi qua mỗi năm, buộc các hãng bay phải luôn trong tình thế kiểm soát và cải tiến dịch vụ. Bởi vậy, đây là giải thưởng mà bất kỳ hãng bay nào trên thế giới cũng khao khát được một lần sở hữu.

Câu chuyện phía sau giải thưởng ‘Oscar’ ngành hàng không

Các hãng bay luôn phải cải tiến, đổi mới dịch vụ qua mỗi năm.

Bên cạnh top 100, Skytrax còn vinh danh các hãng bay ở nhiều hạng mục giải thưởng khác như Hãng hàng không tốt nhất, Hãng hàng không giá rẻ tốt nhất, Phi hành đoàn tốt nhất, Hãng hàng không tốt nhất khu vực, Hãng hàng không cải tiến nhất…

Năm nay, đại diện tiêu biểu của hàng không châu Á - AirAsia, tiếp tục được Skytrax vinh danh là Hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới. Đây là năm thứ 11 liên tiếp hãng được trao giải thưởng danh giá này (kể từ năm 2008, tức chỉ 6 năm sau khi hoạt động trở lại).

Bên cạnh đó, AirAsia X cũng nhận giải thưởng Khoang hạng sang giá rẻ tốt nhất thế giới lần thứ 7. Khoang hạng sang còn được biết đến với tên gọi Premium Flatbed. Đây là khoang giường nằm cao cấp, xuất hiện trên các tàu bay thân rộng Airbus A330 của AirAsia X trên các đường bay tầm trung và tầm xa.

Câu chuyện phía sau giải thưởng ‘Oscar’ ngành hàng không

Nói về thành tích 11 lần chinh phục giải “Oscar” của ngành hàng không, ông Datuk Kamarudin Meranun - Chủ tịch điều hành AirAsia, chia sẻ: ”Thật vinh dự khi nỗ lực cung cấp dịch vụ du lịch tốt nhất trong mức giá rẻ nhất của chúng tôi được Skytrax công nhận lần thứ 11 liên tiếp. Điều đó đồng nghĩa với việc sản phẩm và dịch vụ du lịch của chúng tôi khiến hành khách cảm thấy hài lòng. Đó chính là sự ghi nhận tuyệt vời nhất với tất cả thành viên Allstars - những người luôn nỗ lực và cam kết phục vụ tốt nhất cho khách hàng”.

“AirAsia là đơn vị tiên phong trong mô hình du lịch hàng không giá rẻ ở châu Á - Thái Bình Dương. Chúng tôi đang vận hành mạng lưới gồm hơn 140 điểm đến từ 25 sân bay, tại 22 thị trường, và đã nhận được nhiều giải thưởng về đổi mới, dịch vụ khách hàng, an toàn vận hành, cũng như sự xuất sắc của nhân viên, nơi làm việc”, ông Datuk Kamarudin Meranun nói thêm.

Câu chuyện phía sau giải thưởng ‘Oscar’ ngành hàng không

AirAsia là một trong số ít hãng hàng không của châu Á nhận giải Skytrax liên tục trong hơn 10 năm qua.

Ngoài Skytrax, AirAsia cũng đã được trao giải Hãng hàng không giá rẻ hàng đầu thế giới tại Giải thưởng Du lịch Thế giới 2018, đánh dấu lần thứ 6 liên tiếp hãng nhận danh hiệu danh giá này. Ngoài ra, hãng cũng có 2 năm liền được công nhận là Phi hành đoàn hàng không giá rẻ hàng đầu thế giới (2017 và 2018) cùng nhiều giải thưởng giá trị khác…

Làm thế nào một hãng bay giá rẻ, “sinh sau đẻ muộn” hơn nhiều hãng hàng không khác có thể chinh phục giải thưởng đầu ngành suốt hơn một thập kỷ qua? Đáp án nằm trong chính lời chia sẻ của đại diện AirAsia, gói gọn trong hai từ: Tiên phong và tâm huyết.

Câu chuyện phía sau giải thưởng ‘Oscar’ ngành hàng không

Hàng không giá rẻ vốn không phải là một mô hình mới và chưa được kiểm chứng. Nó đã chứng minh thành công ở Mỹ và châu Âu. Song điều quan trọng là AirAsia đã biết cách điều chỉnh mô hình này phù hợp với bối cảnh thị trường Malaysia và châu Á.

ây dựng hãng hàng không giá rẻ trong một thị trường nguyên sơ khổng lồ vào đúng thời điểm và sử dụng đúng mô hình, cộng với khả năng kiểm soát chi phí, đã bảo đảm thành công cho AirAsia.

Mô hình kinh doanh không có ghế hạng nhất, không có ghế thương gia, mức giá trung bình chỉ khoảng 48 USD cùng chiến lược “Giờ đây, ai cũng có thể bay” đã đem lại quả ngọt, trao cho AirAsia lợi thế người đi đầu, trong một thị trường bị thống trị bởi các hãng cung cấp đầy đủ dịch vụ nhưng tính giá “trên trời”.

Câu chuyện phía sau giải thưởng ‘Oscar’ ngành hàng không

AirAsia ngày càng phục vụ nhiều hành khách trong nước và quốc tế. Nguồn: AirAsia.

Năm 2007, tờ The New York Times miêu tả AirAsia là người tiên phong của hàng không giá rẻ châu Á. Số hành khách và lượng máy bay không ngừng mở rộng đã đưa AirAsia trở thành một trong những biểu tượng của ngành hàng không giá rẻ trong khu vực, đồng thời là niềm tự hào của Malaysia.

Năm 2018, hãng hàng không này đạt mức doanh thu 10,6 tỷ RM, tương đương 2,58 tỷ USD. Lợi nhuận sau thuế cũng ghi nhận con số lạc quan với mức cao kỷ lục 1,7 tỷ USD, tăng trưởng 9%; bất kể chi phí nhiên liệu cao hơn, tiền tệ ASEAN hạ giá và chuỗi thiên tai kéo dài (theo Báo cáo kết quả tài chính AirAsia năm 2018).

AirAsia cũng đang trong lộ trình trở thành hãng hàng không số (digital airlines). Hãng không giá rẻ tốt nhất thế giới 11 năm liền sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực phục vụ mặt đất và trên không như ra mắt hình thức làm thủ tục lên máy bay, phát triển ứng dụng di động, lắp đặt Internet trên máy bay...

Câu chuyện phía sau giải thưởng ‘Oscar’ ngành hàng không

Giờ đây, hành khách của AirAsia có thể tự làm thủ tục trên chuyến bay, bằng cách truy cập vào website qua các thiết bị di động có kết nối Internet hoặc tự làm thủ tục ở ki-ốt sân bay. Hành khách cũng có thể thêm các dịch vụ gia tăng khác như hành lý, suất ăn, bảo hiểm ngay cả khi tự làm thủ tục.

Không chỉ là một chuyến bay, hãng hàng không đến từ Malaysia còn hướng đến xây dựng một nền tảng du lịch hoàn thiện, cho phép khách hàng tự đặt phòng khách sạn, dịch vụ du lịch, ẩm thực, tích điểm thưởng… trên cơ sở ứng dụng công nghệ 4.0.

AirAsia đã tích hợp giải pháp chatbot sử dụng trí thông minh nhân tạo mang tên AVA (AirAsia Virtual Allstar) trên website và ứng dụng di động của hãng. AVA hiện có thể xử lý 8 ngôn ngữ: Anh, Bahasa Malaysia, Thái Lan, Bahasa Indonesia, Việt Nam, Hàn Quốc, tiếng Trung giản thể và tiếng Trung Quốc truyền thống; có thể giải đáp nhanh gọn mọi thắc mắc của khách hàng.

Bên cạnh đó, hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới cũng đang ứng dụng hệ thống nhận diện khuôn mặt (AirAsia’s Fast Airport Clearance Experience System - FACES) trong khuôn khổ hệ thống nhận dạng kỹ thuật số. Hệ thống này sử dụng camera để nhận biết các cá nhân, giúp hành khách không cần xuất trình hay quét giấy tờ thông hành, trải nghiệm trên mặt đất vì thế trở nên liền mạch và bớt căng thẳng hơn. Với FACES, khuôn mặt chính là hộ chiếu của hành khách.

Câu chuyện phía sau giải thưởng ‘Oscar’ ngành hàng không

Thành công của một nhà cung cấp dịch vụ nằm ở khả năng đem lại cho khách hàng thứ họ thực sự muốn. Và AirAsia đã chứng minh điều đó qua loạt nỗ lực cải tiến về chất lượng dịch vụ.

Để làm được điều đó, đội ngũ bay của AirAsia phải được đào tạo chuyên môn bài bản, thân thiện và có kỹ năng tốt. Hãng cũng phải vượt qua các kỳ kiểm tra gắt gao từ Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế IATA. Cuối năm 2018, xếp hạng an toàn của AirAsia đã tăng 3 sao (từ 4/7 lên 7/7 sao). Trong khi đó, AirAsia X cũng tăng mức xếp hạng lên 4,5/5 sao.

“Tin vào những điều không thể tin, mơ đến những điều bất khả thi và không bao giờ trả lời không” là cách AirAsia sống sót qua nhiều thăng trầm và không ngừng khẳng định thương hiệu trên bản đồ hàng không thế giới. Thành công của AirAsia ngày hôm nay đã, đang và sẽ tiếp tục truyền cảm hứng cho nhiều hãng hàng không trẻ tuổi ở châu Á nói riêng và thế giới nói chung.

Đồ họa: Nguyên Phương

Hà Mỹ Giang
Nguồn Zing News