Nguồn cơn những khoản lỗ khổng lồ của các ông lớn thương mại điện tử
Các ông lớn vẫn đang báo lỗ, nhiều doanh nghiệp đuối sức phải rút lui khỏi cuộc đua đốt tiền trong lĩnh vực được coi là miếng bánh khổng lồ đầy tiềm năng mang tên thương mại điện tử.
Theo Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử (TMĐT) năm 2017 đạt trên 25%. Nếu tiếp tục giữ đà tăng trưởng này, quy mô thị trường sẽ đạt 13 tỉ USD vào năm 2020. Hàng loạt ông lớn tham chiến hay nhận các khoản đầu tư khổng lồ cho thấy sự hấp dẫn của miếng bánh này.
Đầu năm 2018, JD.com đã chính thức công bố khoản đầu tư 44 triệu USD vào nền tảng B2C hàng đầu Việt Nam Tiki.vn. Đây cũng là khoản đầu tư lớn nhất của VNG vào một công ty liên kết được thể hiện trên báo cáo tài chính. Ngay sau đó, (3/2018) Alibaba mua lại Lazada đã nâng tổng vốn đầu tư vào Tập đoàn lên 4 tỷ USD. Trong khi đó, công ty mẹ của Shopee là SEA mặc dù vẫn thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục đầu tư vào sàn TMĐT này.
Cơn sốt TMĐT đã kéo theo thị trường hậu cần đông đúc và cạnh tranh với hơn 50 nhà cung cấp tính đến năm 2017, từ các dịch vụ chuyển phát nhanh truyền thống như Viettel Post, EMS và VNPost đến các công ty khởi nghiệp như giaohangnhanh, supership và giaohangtietkiem, và công ty quốc tế như DHL, Grab Express và Lazada Express...
Tuy nhiên TMĐT lại không phải là miếng bánh dễ ăn. Thị trường TMĐT Việt Nam đã dần định hình với những tay chơi lớn như Lazada, Tiki, Shopee hay Sendo. Đây được coi là một cuộc chơi “đốt tiền” của các đại gia khi mà biên lợi nhuận thấp và các chi phí liên quan đến bán hàng, logistics, khuyến mãi thu hút người dùng… lại rất lớn.
Thực tế cho thấy, các ông lớn đều đang báo lỗ và vẫn tiếp tục phải đổ tiền để duy trì vị trí của mình trên thị trường. Vậy những khoản lỗ này thực sự đến từ đâu? Cùng xem xét 4 yếu tố tạo nên cơ cấu vận hành, quyết định thành bại của một sàn TMĐT để thấy rõ điều này.
Đối với một sàn TMĐT, CNTT được xem là yếu tố tiên quyết giúp tạo nên những trải nghiệm mua sắm cho khách hàng cũng như giúp người bán quản lý gian hàng, tối đa lợi nhuận. Ngoài tư duy hệ thống, một nguồn vốn lớn để duy trì các ứng dụng công nghệ là điều sống còn đối với sàn TMĐT.
Cơ chế, chính sách dành cho người bán và người mua để thu hút họ tham gia giao dịch trên sàn: Các sàn TMĐT gần đây liên tục đổ tiền cho các chương trình chiến dịch marketing, khuyến mại giờ vàng, trợ giá hay tạo nên các combo mua hàng... Việc "đổ" một lượng tiền khổng lồ để hút khách hàng và nhà cung cấp là một việc hoàn toàn dễ hiểu. Đây là cách chiếm lĩnh thị phần mà hầu hết các sàn TMĐT hiện nay đang áp dụng tại thị trường Việt Nam.
Chi phí logistics chiếm một phần lớn trong tổng chi phí logistics của hoạt động thương mại điện tử. Hoạt động logistics của một sàn TMĐT bao gồm vận chuyển từ kho hàng của người bán tới kho phân phối của sàn TMĐT, từ kho hàng của người bán đến thẳng tay người mua hoặc từ kho phân phối của sàn tới tận cửa của người tiêu dùng. Theo nhận định của một số chuyên gia trong ngành, tổng chi phí vận chuyển chiếm tới tới 25% chi phí của một đơn hàng, hầu hết các công ty TMĐT đang áp dụng trợ giá đối với chi phí này cho khách hàng, thậm chí trợ giá toàn bộ để khách hàng được hưởng “free ship”. Chính khoản trợ giá này khiến tình trạng lỗ của các công ty TMĐT càng trở nên trầm trọng.
Thời gian giao hàng và tỷ lệ hàng hoàn cũng là một bài toán đau đầu hiện nay. Để đảm bảo được hai yếu tố này, các doanh nghiệp TMĐT phải tự xây dựng bộ máy vận chuyển của riêng họ thay vì thuê ngoài. Điều này sẽ làm cho cuộc đua đốt tiền trở nên khủng khiếp hơn bởi vì chi phí đầu tư cho mạng lưới giao, nhận là khổng lồ.
Vận chuyển và giao hàng đang là bài toán lớn nhất cần giải hiện nay. Trong khi đó, tại Việt Nam, mạng lưới các công ty làm dịch vụ vận chuyển dù lớn nhưng vẫn còn những điểm yếu phải khắc phục.
Rõ ràng, vận chuyển và giao hàng đang là bài toán lớn nhất cần giải hiện nay. Trong khi đó, tại Việt Nam, mạng lưới các công ty làm dịch vụ vận chuyển dù lớn nhưng vẫn còn những điểm yếu phải khắc phục.
Theo phân tích, các công ty chuyển phát truyền thống (như VNPost và Viettel Post) với lợi thế mạng lưới rộng khắp Việt Nam, cơ sở hạ tầng phát triển thế nhưng công nghệ chưa phát triển. Bộ máy quản lý cồng kềnh, kém linh hoạt. Trong khi đó, các công ty chuyển phát nước ngoài với sự hiện diện của DHL, UPS, FedEx với mạng lưới vận chuyển quốc tế với khách hàng quốc tế nhưng chi phí còn cao và gặp vấn đề về địa phương hóa.
Sự nổi lên của các công ty Start-up như GHN, GHTK, Ahamove khi đáp ứng được yêu cầu về giá cả cạnh tranh, hoạt động linh hoạt thế nhưng mạng lưới nhỏ, cơ sở hạ tầng liên tỉnh còn yếu. Nguồn vốn ít, nhân sự trình độ thấp. Chưa áp dụng công nghệ vào quá trình chia chọn. Còn các mô hình giao hàng mới của Grab, Go Viet dù hoạt động linh hoạt, giá cả cạnh tranh không chuyên môn hóa vào chuyển phát, phát triển phần lớn ở thị trường nội tỉnh.
Nhóm công ty chuyển phát tự vận hành: Tiki Now, Lazada Express lợi thế tích hợp hoạt động trong hệ sinh thái TMĐT của công ty mẹ thế nhưng chỉ giới hạn phục vụ khách hàng của sàn TMĐT.
Rõ ràng, nếu các doanh nghiệp chuyển phát truyền thống chuyển mình sẽ là một đối thủ đáng gườm của TMĐT Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài ra, TMĐT Việt Nam là một chiến trường rất khốc liệt, doanh nghiệp chiếm lấy lòng tin của người dùng và thay đổi nhận thức người dùng bằng chất lượng phục vụ, dịch vụ. Với cuộc chiến này, hy vọng rằng thương hiệu mới và sáng giá như doanh nghiệp chuyển phát truyền thống sẽ làm nên chuyện, trở thành một trong những cái tên trong top đầu những thương hiệu TMĐT Việt Nam uy tín.
D.V
Nguồn ICT News