Những điểm lưu ý khi sử dụng dịch vụ Brand Name SMS
Từ một tin nhắn thông báo thay đổi số dư từ ngân hàng, hay một tin nhắn nhắc đến hạn đóng tiền bảo hiểm, cho đến tin thông báo nghỉ học chẳng hạn… có lẽ bạn đang ngày càng quen dần với những tin nhắn đến từ một thương hiệu hay nhãn hàng nào đó chứ còn là các đầu số khô khan (8XXX), phản cảm (+8412XXXXXXXX).Khi mở một SMS ra và thấy một thương hiệu nào đấy gửi, phần thương hiệu ấy ngự trị ở phần Người Gửi (hay còn gọi là Sender) và trên ĐTDĐ của chúng ta hay hiển thị là “From”, đây gọi là Brand Name SMS, ví dụ như hình bên dưới.
Dù là một Agency trong ngành Marketing hay chỉ là một khách hàng, ít nhiều bạn sẽ gặp bỡ ngỡ khi mới sử dụng dịch vụ Brand Name SMS và đây là những câu hỏi thường gặp của dịch vụ này, chúng tôi chia sẻ để các bạn hiểu hơn về dịch vụ để tìm đúng nhà cung cấp đáng tin cậy.
Brand Name trong Brand Name SMS có bao nhiêu ký tự?
Câu trả lời đúng mà chưa đủ là : Tối đa là 11 ký tự kể cả khoảng trắng.
Câu trả lời đúng và đầy đủ là : Tối đa là 11 ký tự kể cả khoảng trắng, tuy nhiên cần lưu ý những điểm như sau :
Trước kia, hầu hết các đơn vị cung cấp Brand Name SMS tại Việt Nam tập trung tại các đầu mối chính như VHT, VNPay… và hầu hết mua dịch vụ từ nước ngoài nên được phục vụ khá tốt, giờ đây hầu như dịch vụ này do nhà mạng Việt Nam kiểm soát hết, bản thân các nhà mạng cũng mới triển khai nên hệ thống chưa tốt, nhiều sai sót.
Về vấn đế “khoảng trắng” trong Brand Name, có nhà mạng thì đồng ý cho khai báo có “khoảng trắng” như Viettel hay Vinaphone nhưng Mobifone thì “nói không với khoảng trắng” vì vậy để đồng nhất thì thường chúng tôi tư vấn khách hàng dùng duy nhất một Brand Name không có “khoảng trắng” dẫu biết rằng đôi khi có bất cập như chúng tôi có một Brand Name là VHT Education, vì giới hạn 11 ký tự nên viết thành VHT Edu, nếu không có “khoảng trắng” thì nó thành VHTEdu, hơi khó đọc, VHT hoàn toàn bị động trong tình huống này và chỉ trông chờ khi nhà mạng cải thiện hệ thống.
Lại vấn đề “khoảng trắng”, một số dòng ĐTDĐ mà đặc biệt là iPhone mà khi bạn gửi xuống có “khoảng trắng” vẫn không hiển thị được mà tự động sát lại gần nhau.
Điều thứ hai cần lưu ý trong Brand Name là do sự ra đời của các dòng ĐTDĐ mới như Android, iPhone thì với các dịch vụ như SMS có vẻ chưa tìm được tiếng nói chung nên thỉnh thoảng xảy ra lỗi như là tự động kèm ký tự @ vào cuối Brand Name (nghĩa là khi gửi xuống bằng Brand Name như TIGER thì một số ĐTDĐ lại thấy TIGER@). Cũng chung căn bệnh này là tất cả Brand Name SMS giả sử cùng gửi đến ĐTDĐ của người dùng bằng hệ thống của VHT hay bất cứ công ty nào thì tất cả Brand Name SMS ấy bị dồn chung vào một thread* thành ra gây khó khăn cho người nhận vì không biết tin nào của ai – thương hiệu nào, ngân hàng nào – gửi.
Điều thứ ba cần lưu ý là trong Brand Name ngoài các ký tự chữ thì có thể chứa thêm các ký tự đặc biệt khác như dấu chấm “.”, dấu gạch nối “-” và dấu gạch dưới “_” để dùng cho các trường hợp như Lazda.vn hay để phân biệt cho từng phòng ban, từng lớp học khi gửi đi như lớp VHT_OM16 hay VHT_MM7 và hết sức lưu ý ký tự gạch nối trong hai trường hợp sau:
A – B và A – B, cũng là một ký tự nhưng sau khi gõ chữ B xong nếu bấm phím “khoảng trắng” sẽ xảy ra trường hợp thứ hai và hệ thống nhà mạng sẽ hiểu là hai nội dung khác nên ít nhiều gây khó khăn cho bạn.
Và thêm một lỗi thuộc về yếu tố “con người” nữa là sự hiểu biết sai của người kích hoạt Brand Name từ phía nhà mạng rất hay dẫn đến việc kích hoạt sai Brand Name mong muốn. Đơn cử như Brand Name iPhone mấy ai viết đúng morat là iPhone mà có lẽ đa số sẽ viết thành Iphone hoặc IPhone, thử nghĩ nếu Brand Name ACB, Coca-Cola, ILA… mà do cẩu thả đã viết thành Acb, Cocacola, Ila thì hậu quả thế nào!??
Thread hay Thread View là cách hiển thị tin nhắn qua lại giữ hai người với nhau trên ĐTDĐ theo dạng đối thoại. Thay vì tin-nhắn-đến hiển thị theo thứ tự thời gian và chia ra rời rạc từng tin nhắn, tin-nhắn-đi thì cũng chỉ lưu riêng biệt bên phần Sent (tin đã gửi). Xem tin nhắn theo dạng Thread View giúp chúng ta theo dõi cuộc hội thảo với bạn bè được liền mạch hơn. iPhone ra đời vào 2007 là ĐTDĐ đầu tiên trên Thế Giới hiển thị tin nhắn theo kiểu Thread View và sau đó hầu như hãng ĐTDĐ nào cũng “noi gương”.