Instagram, like ảo và tương lai của Influencer marketing

Đã đến lúc cần phải đánh giá khắt khe hơn về hiệu suất của lĩnh vực influencer marketing.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Luke Janich, CEO của RED².

Instagram thông báo sẽ xóa và cấm vĩnh viễn những tài khoản sử dụng like và follow ảo. Đây được xem là một trong những nỗ lực khôi phục niềm tin của người dùng với platform này.

Cũng khó có thể chê trách lập luận của Instagram: “Người ta dùng Instagram để có những trải nghiệm và tương tác thật”. Mặc dù tin này được đông đảo người trong ngành đón nhận nhưng họ vẫn ngạc nhiên trước quy mô và số lượng influencer dùng người theo dõi và like ảo để tăng giá trị trang cá nhân của mình.

Việc “mua like” đã xuất hiện từ lâu, nhưng điều khiến các marketer sợ hãi là hiện nay công nghệ phát triển tới đâu.

Tôi nghĩ nhiều người bị sốc khi biết rằng có tới 96% người theo dõi là ảo – một số người trong ngành còn so sánh điều này với ăn trộm.

Instagram, like ảo và tương lai của Influencer marketing

Mặc dù sự phẫn nộ của họ là hợp lý, nhưng chúng ta cũng cần nhìn vào thực tế: hầu hết các thương hiệu đều sử dụng influencer marketing và có lợi nhuận trung bình 7,65 USD với mỗi USD chi ra. Influencer là một kênh khó có thể thay thế.

Điều cần thay đổi ở đây là cách chúng ta đo lường kết quả - đánh giá performance marketing là một trong những cách để thay đổi.

Một giải pháp dựa trên hiệu suất?

May mắn là hiện nay đang có khá nhiều công cụ để các thương hiệu tận dụng để đảm bảo việc sử dụng Influencer Marketing đang đi đúng hướng. Nếu kết hợp những công cụ này với những số liệu đánh giá hiệu suất marketing – dù đó là lượt click, thông tin khách hàng tiềm năng hay doanh số - thì chúng ta hoàn toàn có thể làm mới lĩnh vực influencer marketing.

Hiện nay, giá trị của một influencer chỉ được đánh giá dựa trên lượt tương tác hoặc số lượng follower – những chỉ số có thể thay đổi ồ ạt.

Các tài khoản influencer có hơn 1 triệu follower có thể tính 10.000 USD cho một bài viết, nhưng đồng thời influencer đó cũng quảng bá miễn phí một số thương hiệu uy tín khác.

Khi định giá bài viết với influencer bao gồm cả những follower và like ảo thì mô hình định giá này không còn đúng nữa.

Hầu hết các thương hiệu đều sử dụng influencer marketing và có lợi nhuận trung bình 7,65 USD với mỗi USD chi ra.

Sử dụng các công cụ hay ứng dụng là một cách hay để đánh giá chất lượng của influencer nhưng vẫn có một giải pháp dễ dàng hơn: đánh giá bằng các số liệu dựa trên hiệu suất (performance-based metrics) trong các chiến dịch marketing có sử dụng influencer. Hơn hết, một influencer phải có khả năng khuyến khích người theo dõi của mình đưa ra hành động. Nếu không, họ không nên tự gọi mình là influencer nữa.

Sử dụng số liệu dựa trên hiệu suất (performance-based metrics) giúp tách biệt những influencer thực sự với những influencer ảo, thương hiệu từ đó có thể thưởng xứng đáng cho những người đạt target chiến dịch và chấm dứt hợp tác với những influencer không đạt chất lượng.

Hiện nay, bất chấp tất cả những lo ngại về nền tảng Instagram và like ảo, chúng ta vẫn chưa thấy sự suy giảm của việc sử dụng influencer marketing.

Cuối cùng, tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng influencer marketing là một cách hay để giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng. Việc các thương hiệu cần làm là biết cách đo lường kết quả một cách chính xác.

Diệu Uyên / Brands Vietnam
Nguồn Luke Janich / Campaign Asia