Việt Nam là một trong 5 thị trường lớn nhất của YouTube

Theo một giám đốc của YouTube, nền tảng này có động lực phi thường tại Châu Á-Thái Bình Dương, cả về số lượng người dùng và tần suất sử dụng dịch vụ.

Ông Ajay Vidyasagar, giám đốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương của YouTube, cho biết năm thị trường lớn nhất của YouTube trên toàn cầu, dựa trên thời thời lượng xem video trên trang này, là ở Châu Á Thái Bình Dương. Các quốc gia đó là Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam.

Tất cả những thị trường này (có) mức tăng trưởng hàng năm rất cao hai chữ số, trong một số trường hợp là ba chữ số, Vidyasagar nói với CNBC. Ông nói thêm: “Thời gian sử dụng điện thoại di động thực sự, thực sự bắt đầu trở thành yếu tố thay đổi cục diện khu vực này”.

Châu Á là nơi co một số thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, bao gồm Ấn Độ và Indonesia. Hơn nữa, sự phát triển của các kết nối internet di động tốc độ cao cũng giúp người dùng dễ tiếp cận nội dung video hơn so với trước đây, nơi hầu hết mọi người thường xem tivi.

Theo Vidyasagar, hai thị trường đầu tiên trên thế giới chuyển sang sử dụng điện thoại di động để xem các video nhiều hơn từ trên máy tính để bàn là Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhưng các nước khác đang bắt kịp, ông nói thêm.

Việt Nam là một trong 5 thị trường lớn nhất của YouTube

Ảnh: News18.com.

“Trong vài năm qua, những gì chúng tôi đã chứng kiến ở các thị trường như Ấn Độ thực sự đáng kinh ngạc", ông nói. Ông Vidyasagar cũng nói thêm rằng: "Ấn Độ ngày nay có gần 85% lượng người xem thông qua các thiết bị di động. Năm ngoái, chúng tôi đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng ba chữ số rất, rất cao trên thiết bị di động“. Điều tương tự cũng diễn ra với Đông Nam Á, ông nói thêm.

Điều đó đã diễn ra dù trong những năm gần đây các nền tảng xã hội như YouTube và các nền tảng khác đã bị kiểm soát chặt hơn, để giám sát sự lan truyền của ngôn từ kích động thù địch, thông tin sai lệch và các loại nội dung bị cấm khác trên nền tảng của họ.

Ví dụ, tại Ấn Độ, một tòa án cấp bang đã yêu cầu cấm ứng dụng chia sẻ video nổi tiếng của Trung Quốc, TikTok, vì cho rằng ứng dụng này khuyến khích nội dung khiêu dâm, Reuters đưa tin. TikTok đã được tải xuống bởi gần 300 triệu người dùng ở Ấn Độ.

Để tuân thủ các tiêu chuẩn quy định, các công ty như YouTube và mạng xã hội khổng lồ Facebook đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau, bao gồm trí thông minh nhân tạo, để phát hiện sự hiện diện của các nội dung gây tranh cãi trên nền tảng của mình.

Ông Vidyasagar cho biết cả YouTube và Google đã đầu tư nhiều vào các công nghệ như học máy và con người, cũng như triển khai các công cụ và chính sách, để đáp ứng các quy định. “Chúng tôi cần phải kết hợp cả sự can thiệp của máy móc và con người để quản lý”, ông nói thêm.

CNBC
Nguồn Nhịp cầu Đầu tư