Vượt Trung Quốc, Đông Nam Á thành điểm nóng kinh tế di động của thế giới
Thái Lan, Indonesia, Singapore đang dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, mua sắm và gọi xe trên nền các ứng dụng di động.
Người dân tại Đông Nam Á đang vượt qua Trung Quốc trong việc nắm bắt lợi ích từ nền kinh tế di động, với tỷ lệ dân số cao hơn ở một số quốc gia sử dụng điện thoại thông minh trong lĩnh vực như ngân hàng, mua sắm đến dịch vụ phương tiện giao thông.
Trung Quốc có thể là quê hương của các nhà cung cấp dịch vụ điện tử khổng lồ như Tập đoàn Alibaba, nhưng Indonesia lại có tỷ lệ dịch vụ thương mại điện tử di động vào top cao nhất thế giới-theo một báo cáo mới tiết lộ. Thái Lan dẫn đầu về dịch vụ ngân hàng di động, trong khi Singapore là trung tâm của dịch vụ giao thông điện tử di động- hai lĩnh vực mà Trung Quốc thậm chí không lọt top 5.
Lý giải cho việc tại sao tiền đầu tư liên tục đổ vào các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á. Nguồn vốn đó đang thúc đẩy một cuộc cách mạng kỹ thuật số đã khiến khu vực này trở thành một trong những khu vực với động lực tăng trưởng mạnh mẽ nhất thế giới, trong khi Trung Quốc đang đối mặt với sự chững lại ngày một ảm đạm hơn.
Thái Lan đứng đầu về dịch vụ ngân hàng điện tử trên nền tảng di động
Theo báo cáo kỹ thuật số toàn cầu năm 2019 từ nền tảng quản lý phương tiện truyền thông xã hội Hootsuite và cơ quan tiếp thị kỹ thuật số We Are Social, trong số những người dùng internet ở Thái Lan, 74% truy cập dịch vụ ngân hàng qua di động. Điều đó cho thấy khu vực này vượt xa tỷ lệ toàn cầu là 41% và cao hơn Trung Quốc, ở mức 61%.
Chuyển khoản ngân hàng vẫn là cách phổ biến nhất để thực hiện thanh toán thương mại và cá nhân ở quốc gia này, nơi một phần lớn dân số không có quyền truy cập vào thẻ tín dụng hoặc sổ séc. Môi trường tài chính này đã cho phép dịch vụ ngân hàng qua di động phát triển.
Chính các ngân hàng đang nuôi dưỡng ngành kinh tế này. Tháng 3 năm ngoái, bốn ngân hàng lớn nhất của Thái Lan - ngân hàng Bangkok, ngân hàng Kasikorn, ngân hàng Siam Commercial và ngân hàng Krung Thai - đã giảm phí cho các giao dịch qua internet và di động được thực hiện với chủ tài khoản tại bất kỳ ngân hàng Thái Lan nào. Một số ngân hàng nhỏ hơn ngay lập tức làm theo. Các động thái này là để đối phó với sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực ngân hàng cũng như với ví điện tử Line Pay và các dịch vụ tương tự.
Xu hướng này phù hợp với kế hoạch của chính phủ Thái Lan nhằm giúp chuyển đổi nền kinh tế chủ yếu dựa vào tiền mặt thành xã hội phi tiền mặt. Chính phủ mong đợi nhiều lợi ích từ nền kinh tế thanh toán kỹ thuật số. Hồ sơ giao dịch sẽ cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng ký vay.
Indonesia đứng đầu về thương mại điện tử
Indonesia, quê hương của các kỳ lân (start-up có định giá trên 1 tỉ USD) thương mại điện tử Tokopedia và Bukalapak, đứng đầu thế giới về sử dụng thương mại điện tử di động. Trong tháng vừa qua, có 76% người dùng internet đã mua thứ gì đó thông qua thiết bị di động. Trong hạng mục này,”xứ vạn đảo” đã bỏ xa phần còn lại của thế giới, vốn ở mức 55% và thậm chí vượt qua Trung Quốc, ở mức 74%.
Nhân khẩu học của đất nước dường như được dành riêng cho thương mại điện tử di động. Khoảng 60% trong số 260 triệu người Indonesia dưới 40 tuổi có khả năng thâm nhập di động ở mức 70% và truy cập internet bằng điện thoại thông minh trở thành một tiêu chuẩn.
Thương mại điện tử di động đặc biệt phổ biến ở các thành phố, nơi mua sắm trực tuyến cũng trả giá bằng thời gian và như đi đường vòng quanh một khu vực ùn tắc. Go-Jek, một startup công nghệ, có trụ sở ở Indonesia có thể được góp một phần với việc châm ngòi cho việc mua sắm trực tuyến của đất nước này. Một phần quan trọng của sự phổ biến của siêu ứng dụng là dịch vụ giao hàng.
Singapore dẫn đầu về nền tảng gọi xe
Đối với dịch vụ gọi xe, Đông Nam Á thống trị đầu danh sách. Singapore, quê hương của tay chơi lớn nhất khu vực, Grab, giữ vị trí đầu tiên. Trong số người dùng internet của đất nước này, có 52% số người gọi đi xe ít nhất một lần một tháng. Indonesia đứng thứ 2 với 51% và Malaysia đứng thứ 3 với 48%. Những con số này so với 30% trên toàn cầu và 35% ở Trung Quốc.
Nhỏ và được số hóa cao, và có một rào cản pháp lý tương đối thấp để nhập cảnh, Singapore đã cho phép các doanh nghiệp giao thông điện tử vào. Grab và Uber đã gia nhập thị trường vào năm 2013. Năm ngoái, Grab đã mua lại các quá trình của Uber hoạt động tại Đông Nam Á.
Vẫn còn nhiều tiềm năng
Báo cáo Kỹ thuật Số toàn cầu cũng tiết lộ rằng người Đông Nam Á dành nhiều thời gian hơn những nơi khác trên toàn cầu cho internet di động.
Với một “mảnh đất phì nhiêu” như vậy, các nhà đầu tư toàn cầu không ngần ngại rót tiền vào các dự án kỹ thuật số của khu vực. Grab và Go-Jek đã trở thành những công ty khởi nghiệp lớn nhất Đông Nam Á.
Năm năm trước, tỷ lệ thâm nhập internet của Đông Nam Á là 25%. Hiện tại, dù con số hiện đó đã tăng lên mức 63% - 415 triệu người Đông Nam Á có truy cập internet, tăng từ 380 triệu một năm trước - nó vẫn còn thấp so với Mỹ và Châu Âu, nơi tỷ lệ này cao hơn 90%.
Với rất nhiều cơ hội để phát triển, các dịch vụ dựa trên di động của Đông Nam Á có thể hy vọng sẽ tiếp tục thu hút lượng tiền đầu tư toàn cầu lớn hơn.
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy cơ hội tăng trưởng lớn trong các dịch vụ dựa trên thiết bị di động của khu vực. Năm ngoái, nghiên cứu của Google và Temasek Holdings đã ước tính rằng quy mô nền kinh tế internet của khu vực sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2025 lên 240 tỉ USD từ 72 tỉ USD trong năm 2018, dẫn đầu là các dịch vụ internet di động.
"Đối với hầu hết người Đông Nam Á, điện thoại thông minh là phương tiện chính để tìm kiếm thông tin, phương tiện truyền thông xã hội và ứng dụng nhắn tin và giải trí âm nhạc và video", theo báo cáo của Google-Temasek. "Điện thoại thông minh cũng cho phép truy cập vào bản đồ, tin tức, ứng dụng cá nhân như email, bảng tính và dịch vụ vận chuyển, góp phần cải thiện sinh kế của các bộ phận lớn dân số không truy cập internet thông qua máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay".
Anh Thư / Nikkei Asian Review
Nguồn Nhịp cầu Đầu tư