Fujifilm Việt Nam và đại lý: Vấn đề của cạnh tranh, thương hiệu
Cạnh tranh trong kinh doanh khốc liệt hơn ngay cả ở những thị trường mà tốc độ tăng trưởng dường như chững lại.
Những khúc mắc giữa Fujifilm Việt Nam và một số đại lý gần đây cho thấy cạnh tranh trong kinh doanh khốc liệt hơn, ngay cả với thị trường nhiếp ảnh giữa lúc tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu chững lại.
Thực thi các hợp đồng kinh doanh yếu
Thông tin “Fujifilm Việt Nam ngược đãi đại lý, đạp giá sản phẩm” thu hút sự quan tâm của dư luận, đến từ đại diện Phú Quang Camera và đại diện cửa hàng máy ảnh Vĩnh Hùng, Quận 1, Tp. HCM, theo Zing.vn.
Liên quan đến những nội dung các đại lý này phản ánh, Trưởng ngành hàng Camera KTS Fujifilm Việt Nam (FFVN), ông Dương Sĩ Phú, nói rằng “đó chỉ là thông tin một chiều thiếu cơ sở và chưa phản ánh đúng” chính sách thương mại của Fujifilm trên thị trường Việt Nam.
“Việc không đảm bảo doanh số tối thiểu cam kết, khả năng thanh toán công nợ không đúng hạn, tăng trưởng không khả quan là những lý do chính dẫn đến việc một số đại lý không còn nằm trong danh sách đại lý chính thức của Fujifilm Việt Nam”, ông Dương Sĩ Phú cho biết.
“Việt Nam những năm gần đây chú trọng vào vấn đề gia nhập thị trường và điều kiện kinh doanh, nhưng có rất nhiều vấn đề vẫn yếu liên quan đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp”, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, Tiến sĩ Võ Trí Thành, nhận xét.
Tiến sĩ Thành dẫn chứng vấn đề chế tài thực thi hợp đồng kinh doanh, khi Việt Nam bị coi là một nước rất yếu về thực thi các hợp đồng kinh doanh. Cạnh đó là việc rút lui khỏi thị trường của một số thương hiệu, vấn đề vừa mang tính bức xúc, vừa mang tính dài hạn của Việt Nam.
Bản chất chuyện làm ăn
Trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng Việt Nam đứng vị trí thứ 77 trên tổng số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng, trong khi tiêu chí “thị trường cho sản phẩm” đứng thứ 102/140.
“Việt Nam đã làm tương đối tốt ở góc độ tạo cơ hội cho người dân qua việc mở cửa thị trường và hội nhập nhưng về nâng cao năng lực tận dụng cơ hội của doanh nghiệp lại chưa tốt, do có những yếu kém về thể chế.”
Một điểm đáng lưu ý nữa, trong Báo cáo "Môi trường Kinh doanh 2019: Đào tạo để cải cách" - Doing Business 2019, của Ngân hàng Thế giới (WB), trong số 190 nền kinh tế được khảo sát, Việt Nam xếp hạng thứ 69 về môi trường kinh doanh, giảm 1 bậc so với báo cáo Doing Business 2018.
Nhìn vào các chỉ số của môi trường kinh doanh, ông Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, cho rằng: “Việt Nam đang ở thứ hạng thấp. Nó liên quan đến bản chất câu chuyện làm ăn của doanh nghiệp”.
Giai đoạn 2014-2018, Việt Nam hội nhập sâu vào các hiệp định thương mại tự do chất lượng cao, sự tương tác giữa đáp ứng các FTA chuẩn mực chất lượng cao với cải thiện môi trường kinh doanh rõ hơn.
Người đứng đầu Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh nói rằng, quá trình chuyển đổi ở Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường về bản chất là mở rộng cơ hội kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp.
“Việt Nam đã làm tương đối tốt ở góc độ tạo cơ hội cho người dân qua việc mở cửa thị trường và hội nhập nhưng về nâng cao năng lực tận dụng cơ hội của doanh nghiệp lại chưa tốt, do có những yếu kém về thể chế”, ông Thành nói.
Với nền tảng kinh doanh hiện nay, những khúc mắc trong kinh doanh của tại Việt Nam là không mới, trong khi kinh tế số khiến thị trường nhiếp ảnh biến động mạnh mới lý do chính khiến công ty này phải thay đổi chiến lược kinh doanh.
Trên thực tế, từ tháng 9.2018 đã phải tái cấu trúc hệ thống phân phối, giảm xuống chỉ còn 10 đại lý trực tiếp thay vì 15 đại lý như trước đây, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Fujiflm nói chung và quyền lợi cho các đại lý.
Mặt khác, chính những lùm xùm trong kinh doanh gần đây cũng cho thấy sự thích ứng nhanh với thay đổi của thị trường, động thái giúp Fujifilm, một công ty Nhật Bản, một “gã khổng lồ” trong lĩnh vực phim nhiếp ảnh, tiếp tục phát triển mạnh trong thời đại kỹ thuật số, ngay cả khi đối thủ Kodak đã lùi về quá khứ.
Nhìn lại, được thành lập năm 1934, Fujifilm từng có nhiều thập niên ở vị trí gần như độc quyền trong mảng phim chụp ảnh ở Nhật Bản, có chân trong mảng kỹ thuật số, đang đối diện với nhiều thách thức giữa lúc làn sóng kinh tế số ngày một lan rộng.
Việc Fujifilm Việt Nam “rắn” với các đại lý chính thức của mình, cho thấy, xây dựng và bảo vệ thương hiệu là vấn đề được Fujifilm đặt lên hàng đầu. Fujifilm không đơn thuần là một cái tên, nó chứa đựng ý nghĩa, thông điệp mà doanh nghiệp hướng đến khách hàng.
Việt Nam đang hướng đến một môi trường cạnh tranh lành mạnh. “Các doanh nghiệp nên có những cái nhìn bao quát hơn, dựa vào những dữ liệu thực tế, kết hợp với chiến lược kinh doanh, để đưa đến người tiêu dùng những sản phẩm giá tốt hơn, chất lượng hơn”, ông Dương Sĩ Phú khuyến cáo từ quan sát thị trường và kinh nghiệm làm việc cho người Nhật.
Vân Nguyễn
Nguồn Nhịp cầu Đầu tư