Grab - Go-Jek và cuộc chiến sống còn trong năm 2019
Theo báo cáo của Cento Ventures, khoảng 83% lượng vốn trong nửa đầu năm 2018 tại khu vực Đông Nam Á được dành cho 4 công ty, 2 trong số đó chính là Grab và Go-Jek.
Ứng dụng Grab và Go-Jek đều đã có hơn 100 triệu lượt tải về. Cả hai ứng dụng thu hút khoản đầu tư khủng từ nhiều công ty lớn nhất thế giới, hai công ty này trở thành 2 công ty công nghệ mới được định giá cao nhất. Hai CEO của hai công ty trên cũng đều đi học tại trường kinh doanh Harvard.
Giờ đây, trong năm 2019, hai công ty đang cố gắng hiện thực hóa tham vọng mở rộng ra khắp khu vực, không chỉ trong mảng ứng dụng chia sẻ xe mà với cả những lời hứa về sản phẩm và dịch vụ mới cho khách hàng của mình.
Công ty Grab trụ sở tại Singapore được sáng lập năm 2012, công ty đã mở rộng được công việc kinh doanh ra khắp 8 nước Đông Nam Á, thị phần của công ty đã tăng nhanh chóng sau khi thâu tóm được ứng dụng Uber.
Tuy nhiên, cùng lúc đó, Go-Jek đang phát triển rất nhanh. Được sáng lập tại Indonesia vào năm 2010, công ty này không vươn ra thị trường nước ngoài cho đến tận năm ngoái. Trong năm 2018, công ty công bố đầu tư 500 triệu USD để bành trướng hoạt động kinh doanh ra khu vực. Trong vài tháng vào Việt Nam, công ty đã cạnh tranh sát sao với Grab.
Cách tiếp cận đầy thận trọng của Go-Jek với thị trường nước ngoài khiến cho công ty này dễ chịu tác động từ quan điểm ngày một khắt khe với các ứng dụng chia sẻ xe của các nhà quản lý thị trường trong khu vực. Trong tuần trước, Philippines đã ngăn không cho Go-Jek vào nước này bởi những lo lắng về sở hữu nước ngoài.
Go-Jek đã tung ra dịch vụ vào cuối năm 2018, điều đó cho thấy khung quản lý chặt chẽ trong khu vực không thể cản trở được tham vọng của Go-Jek. Giờ đây, Go-Jek đang muốn cạnh tranh với Grab ngay tại quê hương của ứng dụng này: Singapore. Go-Jek đã công bố dịch vụ dùng thử cho một số khách hàng ở Singapore vào tháng 11/2018. Thứ Năm tuần vừa rồi, ứng dụng đã mở cho tất cả mọi khách hàng.
Chiến lược cạnh tranh của Go-Jek có bao gồm việc giảm giá so với giá dịch vụ của Grab và thu hút các tài xế. Giá của Go-Jek thấp hơn từ 10 đến 30% so với Grab. Và tài xế dường như thích cái họ được hưởng: “Tôi chuyển từ Grab sang Go-Jek bởi chế độ cho tài xế tốt hơn”.
Nhà đầu tư vào Grab và Go-Jek bị thu hút không phải chỉ bởi tiềm năng mở rộng dịch vụ chia sẻ xe vào các vùng địa lý mới mà bởi tham vọng của hai công ty trong việc trở thành siêu ứng dụng, cung cấp đủ loại hình dịch vụ, từ dịch vụ vận tải đến dịch vụ tài chính, thương mại điện tử và vận chuyển đến tận nhà.
Theo báo cáo của Cento Ventures, khoảng 83% lượng vốn trong nửa đầu năm 2018 tại khu vực Đông Nam Á được dành cho 4 công ty, 2 trong số đó chính là Grab và Go-Jek.
Cạnh tranh tăng cao và đa dạng về dịch vụ sẽ cần đến thêm nguồn tài chính, điều đó khiến thị trường không khỏi đồn đoán nhiều hơn về khả năng hai đối thủ này sẽ tiếp tục theo đuổi hợp tác về vốn và hoạt động kinh doanh trong năm nay.
Trung Mến
Nguồn BizLive