FMCG Monitor 12/2018: Đồ uống có nguồn gốc thực vật lên ngôi
FMCG Monitor: 12 tuần kết thúc vào 4/11/2018
Điểm tin chính trong Báo cáo tháng 12 năm 2018:
Các chỉ số chính
CPI giảm trong tháng 12 và đạt mục tiêu dưới +4% đề ra cho cả năm. Nhu cầu tiêu dùng trong nước giữ vững đà tăng trưởng với mức tăng 2 con số. Nhìn chung, Việt Nam duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với mức tăng trưởng GDP đạt 7.1% cao hơn so với mong đợi và lập kỷ lục tính từ năm 2011 đến nay.
Bức tranh tăng trưởng thị trường FMCG
Trong khi thị trường Nông thôn là động lực tăng trưởng chính cho FMCG với những chuyển biến tích cực, bức tranh trái ngược tại Thành thị 4 TP với mức tăng trưởng âm về khối lượng tiêu dùng.
Sữa và Thực phẩm đóng gói tăng trưởng tốt ở khu vực Nông thôn, chủ yếu là nhờ các ngành hàng tiện lợi đang mở rộng mạng lưới người tiêu dùng đồng thời gia tăng khối lượng tiêu dùng. Trong khi đó, tại Thành thị 4 TP, khối lượng tiêu dùng của các ngành hàng đồ uống thực phẩm sụt giảm.
Ngành hàng tiêu biểu
Đồ uống có nguồn gốc thực vật* đang dẫn đầu xu hướng mới. Phân khúc này đang tăng trưởng nhanh mặc dù ngành hàng Sữa nói chung tại Thành thị 4 TP vẫn đang giảm. Việc các sản phẩm mới ra mắt, với mức tăng trưởng cao hơn trung bình ngành hàng Sữa, cho thấy phân khúc này đang thu hút nhiều người tiêu dùng và hứa hẹn sẽ tăng tốc hơn nữa với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu mới.
*Bao gồm sữa và sữa đậu nành có thành phần gạo, ngũ cốc và các loại hạt.
Kênh mua sắm
Trong khi thị trường Thành thị 4 TP chưa có nhiều chuyển biến đáng kể, kênh bán lẻ hiện đại tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ lên đến 22%. Mức tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự phát triển nhanh chóng của kênh siêu thị mini/cửa hàng tiện lợi và sự mở rộng không ngừng của kênh mua sắm online. Tại Nông thôn, cửa hàng tạp hóa được nâng cấp với không gian rộng, đa dạng mặt hàng tiếp tục thu hút thêm nhiều người mua mới.
Tiêu điểm của tháng - Chiến lược phát triển kênh tiêu thụ bên ngoài: Phân khúc khách hàng đóng vai trò quan trọng
Các nhóm tuổi khác nhau sẽ có sự lựa chọn kênh mua sắm cho tiêu thụ bên ngoài khác nhau. Trong khi các cửa hàng tiện lợi là địa điểm yêu thích đổi với GenZ thì Millennials lại ưa chuộng các quán cà phê và trà với sự phong phú hơn về các loại đồ uống. Bên cạnh đó, hình thức giao hàng cũng là phương thức mới đối với nhóm văn phòng khi đặt hàng đồ uống (qua điện thoại hoặc trực tuyến) để tiêu dùng bên ngoài.
David Anjoubault - General Manager, Kantar Worldpanel Vietnam
Nguồn Kantar Worldpanel