Starbucks mở cửa hàng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu đầu tiên tại Mỹ
Ngày 23/10, Starbucks khai trương cửa hàng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hay còn gọi là Signing Store đầu tiên của Mỹ tại Washington, D.C.
Người khiếm thính tại Washington, D.C. khi Starbucks sẽ dễ dàng hơn trong việc mua một tách cà phê Starbucks khi thương hiệu này vừa mở quán cà phê đầu tiên ở Mỹ vào ngày 23/10. Nhân viên của cửa hàng là người khiếm thính có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu Mỹ (ASL).
Cửa hàng này có tên Signing Store (tạm dịch: Cửa hàng ký hiệu) gần đại học Gallaudet ở Washington. Thương hiệu đã nhận 25 người biết ASL trên khắp cả nước để làm việc tại cửa hàng.
“Mọi rào cản đều bị phá bỏ, họ thể hiện khả năng giao tiếp và tài năng của mình”, Marthalee Galeota, quản lý cấp cao về khả năng tiếp cận tại Starbucks, cho biết. “Chúng tôi tin cửa hàng này sẽ kết nối mọi ở mức độ sâu”.
Địa điểm của cửa hàng tại Washington được mô hình hóa theo Signing Store đầu tiên của chuỗi được mở tại Malaysia vào năm 2016. Kế hoạch mở cửa hàng kiểu này tại Mỹ được thực hiện sau khi nhân viên Starbucks ở Mỹ đến Kuala Lumpur để tập huấn.
“Cửa hàng sẽ tạo ra một trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng. Đồng thời, mô hình đặc biệt này cũng thúc đẩy khả năng tiếp cận, tạo cơ hội việc làm và thăng tiến cho người khiếm thính”, Starbucks tuyên bố vào tháng 7 vừa qua.
Chiếc tạp dề ASL của nhân viên cửa hàng được thêu cũng bởi một nhà cung cấp khiếm thính. Tất cả barista có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiện sẽ được đeo biển hiệu “I Sign”.
Signing Store cũng trang bị màn hình kỹ thuật số, sổ tay và bảng điều khiển đặt hàng với bàn phím 2 chiều để nhân viên và khách hàng có thể trao đổi qua lại.
Starbucks tự hào với những tác phẩm nghệ thuật độc quyền gồm cốc sứ và một bức tranh lớn với ký hiệu ASL về cà phê và văn hóa khiếm thính.
“Ở trung tâm bức tranh, bạn có thể thấy hai bàn tay mạnh mẽ vươn lên từ phía dưới của tác phẩm nghệ thuật”, Yiqiao Wang – một nghệ sĩ khiếm thính đồng thời là giáo sư trợ giảng tại Đại học Gallaudet cho hay. “Người khiếm thính có thể hiểu nó. Đó biểu tượng cho cộng đồng trong ASL, mang tất cả nguồn gốc, ngôn ngữ và con người gần lại với nhau”.
CEO của Hiệp hội Quốc gia về khiếm thính chia sẻ: “Starbucks đã đưa ra một cách tiếp cận sáng tạo đối với khiếm thính nhằm tạo việc làm cũng như giúp người khiếm thính có thể hòa nhập đồng thời giáo dục và mở mang xã hội”.
Thông báo về Signing Store xuất hiện sau 3 tháng Starbucks vấp phải chỉ trích và biểu tình về vấn đề phân biệt chủng tộc. Giữa tháng 4, hai người đàn ông Mỹ gốc Phi đã bị bắt vì tội xâm phạm tại một cửa hàng Starbucks ở Philadelphia sau khi họ từ chối gọi đồ vì đợi gặp đối tác.
Starbucks và giám đốc điều hành liên tục xin lỗi và bồi thường 2 người đàn ông trên. Số tiền bồi thường không được tiết lộ. 6 tuần sau, Starbucks tổ chức đào tạo về phân biệt chủng tộc cho nhân viên của hơn 8.000 cửa hàng của mình tại Mỹ.
Tuyết Trần / USA Today
Nguồn Người đồng hành