Nhiều Fintech ngoại muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam?

Giá trị giao dịch của thị trường công nghệ tài chính tại Việt Nam có thể đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020 là lực hút mạnh với nhiều Fintech ngoại muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Hấp lực từ fintech tại Việt Nam

Công ty nghiên cứu thị trường Solidiance của Singapore ước tính giá trị giao dịch của thị trường công nghệ tài chính (fintech) tại Việt Nam hiện ở mức 4,4 tỷ USD và có thể đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020.

Bên cạnh đó, dân số trẻ, sử dụng di động ngày càng nhiều, tăng trưởng tiêu dùng cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp, là những điều kiện để Việt Nam được đánh giá là thị trường fintech tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á. Công ty nghiên cứu thị trường Solidiance ước tính giá trị giao dịch của thị trường fintech tại Việt Nam ở mức 4,4 tỷ USD, có thể đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư ngoại mong muốn đổ vốn vào thị trường tiềm năng này.

Điển hình là đầu năm 2018, ông Kim Jung Tai, Chủ tịch Tập đoàn tài chính Keb Hana (Hàn Quốc), cho biết đang hợp tác với một NH của Việt Nam, nhưng thời gian tới sẽ rót vốn đầu tư trực tiếp hoặc qua các quỹ để hợp tác với các định chế tài chính, công ty fintech nhằm khai thác lĩnh vực thanh toán di động.

Nhiều Fintech ngoại muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam?

Mới đây, ông Kim Chang Kwon, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty tài chính Lotte Card (Tập đoàn Lotte Hàn Quốc), cũng khẳng định Lotte đang có số lượng công ty con hoạt động nhiều nhất tại Việt Nam và sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động đầu tư. Trong đó, Lotte Card sẽ tập trung phát triển tài chính tiêu dùng không sử dụng tiền mặt, ứng dụng fintech tại Việt Nam.

Trước đó, năm 2017, ví điện tử True Money - dự án của CTCP 1Pay với sự hợp tác giữa 2 cổ đông là MOG Việt Nam và Tập đoàn Ascend Money (Thái Lan) - đã bị về tay doanh nghiệp Thái Lan. Hiện công ty con của Ascend Money là Công ty TNHH True Money nắm 90% vốn 1Pay. Tập đoàn Vemanti có trụ sở tại Hoa Kỳ cũng đã công bố mua 20% vốn cổ phần của eLoan JSC, một công ty fintech có trụ sở tại TPHCM và cử đại diện của mình giữ một ghế trong HĐQT của công ty. Khoản đầu tư của Vemanti vào eLoan sẽ được thực hiện thông qua công ty mẹ của eLoan là Directus Holdings. Giao dịch dự kiến được hoàn tất trong quý III tới.

Việc thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đến lĩnh vực fintech Việt Nam là điều đáng mừng. Bởi lẽ các công ty fintech Việt chủ yếu được sáng lập và vận hành bởi người Việt, nay có thêm sự hỗ trợ về nền tảng công nghệ, kinh nghiệm của các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới, sẽ có điều kiện để phát triển hơn nữa.

Quy định tỷ lệ sở hữu vẫn bỏ ngỏ

Theo số liệu của Vụ Thanh toán thuộc Ngân hàng Nhà nước, hiện cả nước có gần 100 công ty fintech đang hoạt động, trong đó có nhiều công ty fintech nội đã nhận được vốn đầu tư nước ngoài.

Nhiều Fintech ngoại muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam?

Tuy nhiên, hiện chưa có quy định rõ ràng về tỷ lệ góp vốn của khối ngoại vào các công ty fintech. Theo quy định hiện nay, tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư ngoại tại các tổ chức tín dụng là 30%, tuy nhiên, tỷ lệ góp vốn của khối ngoại trong lĩnh vực fintech vẫn còn để ngỏ.

Tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng nhà nước (NHNN) cho biết cần thiết phải có quy định cụ thể về tỷ lệ đối với nhà đầu tư nước ngoài tham gia lĩnh vực fintech nhằm bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch trong quá trình thực hiện.

Mặt khác, hoạt động trung gian thanh toán có liên quan đến hoạt động NH, tác động trực tiếp đến quyền lợi người tham gia dịch vụ, cũng như ảnh hưởng đến an ninh, an toàn trong chính sách tiền tệ quốc gia. Vì vậy, cần thiết cơ quan quản lý nhà nước phải có chính sách phù hợp, trong đó có vấn đề quy định về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.

Theo đó, đã có 2 phương án được đưa ra để lựa chọn nhằm quản lý vấn đề này. Phương án 1, không hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức trung gian thanh toán, tùy thuộc vào tiềm lực kinh doanh của từng doanh nghiệp để tự quyết định vấn đề này. Phương án 2, chấp thuận chủ trương tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, nhưng có quy định cụ thể về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ.

Nhiều Fintech ngoại muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam?

NHNN đang thiên về phương án 2. Bởi đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, liên quan đến hoạt động NH và thị trường tài chính, ảnh hưởng đến sự ổn định và an toàn trong chính sách tiền tệ của quốc gia, nên cần quy định tỷ lệ góp vốn của khối ngoại để để tránh sự thao túng của nhà đầu tư nước ngoài, cũng như đảm bảo chủ quyền quốc gia trong hoạt động ngân hàng tài chính.

Từ góc độ chuyên gia, Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực đánh giá, nếu áp dụng mức room, mức sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài khoảng 49-50% tối đa 65%, 35% sẽ do trong nước nắm cổ phần và có quyền quyết định chi phối.

Trong bối cảnh một số doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh mảng dịch vụ tại Việt Nam đang thâu tóm các công ty fintech để tạo chu trình cung ứng dịch vụ và thanh toán khép kín. Đáng nói các doanh nghiệp này đang sở hữu ví điện tử riêng ở nước của họ. Nếu không quản lý chặt, hoạt động thanh toán tại Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều rủi ro hơn trong tương lai. Vì thế, việc quy định tỷ lệ sở hữu của khối ngoại trong lĩnh vực fintech là cần thiết.

Nha Trang
Nguồn Diễn đàn Doanh nghiệp