Sau tái cấu trúc, doanh thu Vissan đã tăng sau 6 tháng đầu năm
Lũy kế 6 tháng 2018, tổng doanh thu của Vissan đạt 2.004 tỉ đồng, tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ 2017, còn lợi nhuận trước thuế đạt 90 tỉ đồng.
Chiến lược tái cơ cấu của vị thuyền trưởng mới
Theo ông Nguyễn Ngọc An, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan). Thời gian qua Công ty đã đầu tư thay đổi và tái cơ cấu nhiều để có đà tăng trưởng. Cụ thể, Vissan đã thay đổi mô hình bán lẻ, thay đổi mẫu mã, đầu tư mở rộng thêm sản phẩm mới…
Nhiều cửa hàng Vissan đã nâng cấp lên, đầu tư 8 tỉ đồng để đầu tư thiết kế mẫu mã mới, nhiều sản phẩm mới như, xúc xích lắc, 2 sản phẩm xúc xích tiệt trùng cung cấp cho kênh giao dịch trực tiếp giữa các doanh nghiệp (B2B) và kênh nhà hàng- khách sạn- trường học (Horeca), nhiều sản phẩm đồ hộp. Bên cạnh đó, từ tháng 4, Công ty đã cung cấp cho thị trường các sản phẩm bò Mỹ đông lạnh tại chuỗi cửa hàng thực phẩm của Vissan.
Trong tháng 6, tổng tài sản đạt 1.698 tỉ đồng, giảm 4% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn của công ty đạt 1.152 tỉ đồng, trong đó tiền và tương đương tiền chiếm tới 43% và ở mức 500 tỉ đồng (gửi tiết kiệm ngắn hạn 443,9 tỉ đồng). Hàng tồn kho là 405 tỉ đồng, trong đó tồn kho thành phẩm tới 236 tỉ đồng và nguyên, vật liệu là 98 tỉ đồng...
Công ty có nợ ngắn hạn chiếm 91% nợ phải trả và ở mức 688 tỉ đồng, trong đó phải trả người bán là 211 tỉ đồng, vay nợ ngắn hạn ngân hàng là 302 tỉ đồng (vay 109 tỉ đồng của Vietcombank và vay 182 tỉ đồng của Vietinbank)... Riêng quý II/2018 là 978 tỉ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ 2017.
Giá vốn hàng bán là 1.536 tỉ đồng (quý 2 là 775 tỷ đồng), chiếm 77% doanh thu. Lợi nhuận gộp từ bán hàng là 453 tỉ đồng (quý 2 là 201 tỉ đồng). Doanh thu từ hoạt động tài chính là 12 tỉ đồng (thu lãi tiền gửi là 11,7 tỉ đồng), tăng hơn 1,1 lần so với cùng kỳ 2017, quý 2 đóng góp gần 06 tỉ đồng.
Chi phí tài chính 6 tháng là 9,8 tỉ đồng, trong đó chi phí trả lãi vay là 6,1 tỉ đồng. Như vậy, chỉ riêng nguồn thu từ lãi tiền gửi công ty thừa tiền để trả lãi tiền vay ngân hàng.
Thị trường biến động, khó khăn bủa vây
Chi phí bán hàng trong 6 tháng không thay đổi nhiều so với cùng kỳ 2017. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6 tháng lại giảm 18% còn 108 tỉ đồng. Tuy nhiên, riêng quý 2.2018 chi phí này tăng 67% lên 52 tỉ đồng so với quý 2.2017.
Do đó, lợi nhuận trước thuế quý II/2018 còn 28 tỉ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ 2017 và lợi nhuận trước thuế luỹ kế 6 tháng 2018 cũng giảm nhẹ còn 90 tỉ đồng so với 91 tỉ đồng của 6 tháng 2017.
Kế hoạch năm 2018, Vissan dự kiến doanh thu ở mức 4.600 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế là 179 tỉ đồng. Vissan đang gặp phải nhiều khó khăn, ngoài gía thịt heo liên tục giảm, thêm vào đó là chi phí đầu tư ngày càng lớn. Trong khi, cạnh tranh thị trường với các doanh ngiệp ngày càng khó khăn. Trước đây, tại thời điểm Tổng giám đốc cũ về hưu cũng là lúc mảng thực phẩm chế biến của Vissan giảm 17% so với mục tiêu đề ra. Trong khi đó, Ban lãnh đạo đề ra mục tiêu năm 2017 đạt sản lượng heo, thịt bò vượt 35% cùng kỳ.
Vị thuyền trưởng mới quyết định tái cơ cấu lại Vissan và kết quả năm 2017, lợi nhuận vượt kế hoạch đề ra với 166 tỉ đồng, tăng 130% so với năm trước. Nhưng doanh thu hoàn thành 97% kế hoạch với 3.900 tỉ đồng, chủ yếu do giá thịt lợn giảm khoảng 15% so với đầu năm (thịt lợn chiếm khoảng 60% doanh thu của Công ty).
Thị trường giá heo hơi vào những tháng đầu năm 2018 thấp do hệ quả nguồn cung dư thừa trong năm 2017. Từ tháng 1-4.2018 giá heo hơi ổn định ở mức thấp, từ tháng 4-6 giá heo tăng cao vì sau một thời gian dài thua lỗ, các hộ chăn nuôi đã đồng loạt bỏ đàn, giảm đàn dẫn đến tổng đàn giảm mạnh (theo Tổng cục thống kê, ước tính tổng đàn heo cả nước tháng 6.2018 khoảng 26,42 triệu con, giảm 3% so với cùng kỳ). "Đây chính là lý do vì sao Vissan chưa hoàn thành được kế hoạch như mong muốn", ông An chia sẻ.
Minh Anh
Nguồn Nhịp cầu Đầu tư