Những cánh chim trở lại (Phần 2): HSBC - Tinh giản bộ máy để phát triển bền vững
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính năm 2008, HSBC đối mặt với việc chi phí tăng lên và những thay đổi về mặt pháp lý...
Từ những năm 1990 cho đến 2006, ngân hàng này đã tiến hành một loạt các cuộc sáp nhập, và nâng mức tổng tài sản lên năm lần. Điều đó dẫn đến vấn đề ở khâu vận hành. Nhiều công ty con hoạt động với các quy trình và hệ thống công nghệ riêng của họ ở 88 quốc gia khác nhau. Kết quả là môi trường vận hành trở nên phức tạp và họ không đạt được cái gọi là "quy mô kinh tế".
Khi Stuart Gulliver (người làm việc tại HSBC từ năm 21 tuổi) tiếp quản chức giám đốc điều hành từ năm 2011, ông ngay lập tức tiến hành cải cách, khởi động với việc tinh giản và làm đơn giản hóa các quy trình. Tập đoàn cắt giảm 20% nhân sự tại trụ sở chính và chỉ kinh doanh tại 67 nước thay vì 88 nước như trước đây. Mặc dù có sự rút gọn về mặt địa lý, HSBC vẫn hiện diện trong 90% các giao dịch quốc thế, nhiều hơn bất cứ ngân hàng nào trên thế giới. Sự cắt giảm này đã giúp ngân hàng này tiết kiệm được 4,7 tỷ USD trong năm 2016 và 6 tỷ USD trong năm 2017. Về mặt hoạt động, HSBC đã cải hiệu hiệu suất sử dụng vốn, giảm được gần 300 tỷ USD các loại tài sản rủi ro.
HSBC đồng thời tái cấu trúc tổ chức để cắt giảm các lớp quản lý không cần thiết và trao cho các lãnh đạo mức độ trách nhiệm phù hợp. Cấu trúc mới, được đưa ra vào năm 2011 bao gồm 4 lĩnh vực kinh doanh quốc tế- mỗi lĩnh vực được điều hành bởi một giám đốc, những người nhận được sự hỗ trợ của ban tư vấn toàn cầu, và những giám đốc này sẽ báo cáo trực tiếp với Gulliver. Việc thay đổi này cái thiện hiệu suất một cách đáng kể. Gulliver chia sẻ với Euromoney, một tòa soạn thương mại rằng: "Hiện tại, mỗi lĩnh vực là một ngành dọc, chúng tôi có thể thương lượng việc mua bán khi đạt được quy mô kinh tế. Thực tế là, trước đây, chúng tôi đã từng có vô số hợp đồng với các công ty IT, với những người quản lý tài sản của chúng tôi, và với từng nhà cung cấp dịch vụ."
Quan trọng hơn, công ty còn đang đặt cược lớn vào mảng kỹ thuật số khi đầu tư 2,1 tỷ USD giai đoạn 2015-2020. Sáng kiến kỹ thuật số bao gồm tự động hóa chức năng văn phòng, cải thiện quy trình của khách hàng với nền tảng di động và tạo ra một đơn vị thông minh để phát hiện những giao dịch tài chính bất thường giữa các khách hàng. HSBC cũng đã công bố hợp tác với Google Cloud về phân tích và khả năng học máy. Và ngân hàng có một đơn vị sáng tạo chuyên dụng để họ luôn nắm bắt được sự chuyển động của các fintech và đối thủ cạnh tranh kỹ thuật số.
Tổng thể, việc cải cách đã rất chú trọng vào việc tạo ra giá trị cho cổ đông. HSBC là một trong những công ty tài chính hàng đầu về mức chi trả cổ tức, với mức tăng 42% kể từ khi bắt đầu cuộc cải cách. Trong năm qua, công ty đã mang lại lợi nhuận cho cổ đông bằng cách mua lại 5,5 tỷ USD cổ phiếu quỹ. Sự cải cách gần như hoàn tất, đã họ giành được lời khen ngợi từ các nhà đầu tư và các nhà phân tích. Năm 2017 Euromoney đã bầu chọn HSBC là ngân hàng tốt nhất thế giới.
Phần 1: Nokia - Lập trình lại để tăng trưởng
Phần 3: AJINOMOTO - Đa dạng hóa tại những thị trường mới
Bảo An
Nguồn Trí thức trẻ