Cửa hàng tạp hóa xoay chuyển trong thời công nghệ số
Đế chế bán lẻ của Jack Ma vào Việt Nam thông qua đầu tư mạnh cho Ladaza và sắp tới có thể Amazon cũng sẽ chính thức có mặt khiến cho không ít bà tạp hoá phải xoay chuyển.
Bỏ ra số tiền bằng một gói bimbim, không ít bà tạp hoá nâng đời cửa hàng chuyên nghiệp hơn để phục vụ người mua trong thời công nghệ số.
Chi tiền đầu tư công nghệ
Cuối tháng trước, bà Nguyễn Thị Cúc, chủ cửa hàng tạp hoá ở quận Hoàng Mai (Hà Nội), đã đầu tư hơn 5 triệu đồng để sắm máy tính, đầu đọc mã vạch. Không dừng lại ở đó, bà còn bỏ ra hơn 100 nghìn đồng mỗi tháng để mua thêm phần mềm quản lý bán hàng. Chỉ cần quẹt mã vạch, bà Cúc đã thanh toán một cách nhanh chóng, không còn phải nhẩm tính và ghi sổ như trước đây.
Nói về sự tiện lợi, bà Cúc chia sẻ: “Người ta đua nhau đi siêu thị, cửa hàng tiện lợi thì mình cũng phải lên đời chứ”. Thực tế, cửa hàng tạp hoá của bà Cúc vẫn không có gì thay đổi như trước đây, chỉ khác thêm một bộ máy vi tính nằm ngay cạnh lối ra vào.
Theo bà Cúc, cái tiện nhất là bà không còn phải tính toán đau đầu. Tối về bà biết được mình có bao nhiêu tiền trong hòm và số lượng hàng tồn kho là bao nhiêu để cân đối gọi mang tới. Tuy nhiên, để quen với công nghệ, bà Cúc cũng phải dành thời gian để cập nhật giá. Hễ có gì gì thắc mắc bà phải gọi ngay con cháu hoặc nhân viên hỗ trợ.
“Lúc đầu cũng không quen, tôi thấy phức tạp. Nhưng khi thành thạo lại thấy rất tiện lợi. Đáng đồng tiền bát gạo”, bà Cúc nói thêm. Chỉ với một chiếc điện thoại, chủ shop quản lý mọi hoạt động của cửa hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi ở bất kỳ đâu, không nhất thiết phải có mặt tại cửa hàng.
Lý do “gần nhà hoặc trên đường về” và “sự ân cần của nhân viên/chủ cửa hiệu”, khỏi phải nói cũng biết là lợi thế truyền thống của cửa hàng tạp hoá. Bên cạnh nâng đời quản lý, nhiều cửa hàng tạp hoá như bà Cúc cũng mở thêm kênh bán hàng như trên nhóm facebook cư dân, zalo hay bán hàng qua điện thoại. Đây là xu hướng tất yếu, nếu doanh nghiệp không dịch chuyển kịp thời sẽ mất cơ hội trong thị trường rộng lớn và không biên giới này.
Ngành bán lẻ đang thay đổi trên toàn cầu và ngay tại Việt Nam tốc độ thay đổi cũng rất nhanh. Người mua hàng sử dụng nhiều thiết bị kết nối Internet khác nhau như điện thoại, máy tính, thậm chỉ cả máy chơi game để mua hàng. Họ cũng có thể mua hàng ở bất cứ đâu, trên website, Facebook, Zalo, sàn TMĐT hay đến tận cửa hàng. Đặc biệt,
Vì thế, người bán hàng cần hiện diện trên nhiều kênh để tiếp cận với khách hàng nhiều hơn. Bán hàng đa kênh đang là cơ hội của các shop nhưng cũng tạo ra vô vàn thách thức, đòi hỏi phải đầu tư nhiều nguồn lực, thời gian hơn để quản lý, vận hành.
Trái ngược với nhận định của nhiều năm trước, kênh truyền thống vẫn đang sống ổn, nếu tính trên doanh thu toàn ngành thì vẫn tăng, cho dù thị phần có giảm vài phần trăm.
Việc kết hợp trực tuyến và cửa hàng hiện đang là lựa chọn của nhiều người kinh doanh hiện nay tuy nhiên điều này lại dẫn đến bài toán khó làm sao để quản lý hiệu quả, tối ưu tất cả các kênh bán hàng.
Bài toán bán lẻ tạp hoá
Trái ngược với nhận định của nhiều năm trước, kênh truyền thống vẫn đang sống ổn, nếu tính trên doanh thu toàn ngành thì vẫn tăng, cho dù thị phần có giảm vài phần trăm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2016, doanh số bán lẻ tăng 10,2%, nhanh hơn mức tăng 9,8% vào năm 2015, ước đạt 2.670.500 tỷ đồng (tương đương khoảng 118 tỷ USD).
Một dự báo khác của Viện Nghiên cứu Thương mại (thuộc Bộ Công Thương) cho biết, giai đoạn năm 2016-2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ của Việt Nam sẽ đạt 11,9%/năm, quy mô thị trường khoảng 179 tỷ USD vào năm 2020.
Theo số liệu của Nielsen, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và 9.000 chợ truyền thống, chiếm thị phần 75%, doanh thu trên dưới 10 tỷ USD mỗi năm. Thế nhưng, lâu nay, các cửa hàng tạp hóa không được đầu tư, nâng cấp, hầu như không có chính sách hỗ trợ nào...
Ông Trần Trọng Tuyến, CEO Công ty CP DKT, cho rằng, bài toán khó với những người kinh doanh hiện nay gồm: Hỗ trợ quản lý bán hàng đồng thời offline và online, xử lý quản lý tồn kho đa kênh, hoàn tất đơn hàng nhanh chóng và dễ dàng quản lý trên nền tảng di động.
Không quản lý tốt trong quản lý giữa các kênh bán hàng có thể dẫn tới trải nghiệm không hài lòng với khách hàng, từ đó ảnh hưởng tới thương hiệu của doanh nghiệp, người kinh doanh.
Trên thực tế, các shop có thể bán trên nhiều kênh bán cùng một lúc, mỗi kênh bán đều có những giai đoạn thăng trầm, bùng nổ, suy thoái khác nhau, nhưng dù xu hướng bán hàng có dịch chuyển trên bất kỳ kênh nào, có một thứ không bao giờ thay đổi, đó chính là nhu cầu quản lý hàng tồn kho, quản lý khách hàng và xử lý đơn hàng tập trung của các chủ shop.
Đại diện của Sapo X nhận định, khi công việc kinh doanh được đồng bộ sẽ giúp những người kinh doanh giảm được 30% chi phí quản lý và tới 70% chi phí xây dựng hệ thống.
Ông Nguyễn Đức Tài, Tổng giám đốc Công ty Thế giới di động, rất kỳ vọng vào mảng bán hàng online và sẽ tiếp tục đầu tư cho những bước tiếp theo. “Bán hàng online chính là xu hướng, dù có đóng cửa 50% siêu thị, chúng tôi cũng phải làm cho được hệ thống bán hàng online này”, ông Tài nói.
Nam Hải
Nguồn Vietnamnet