Dịch chuyển sản xuất tại châu Á nhìn từ adidas và Nike

adidas đã cắt giảm số lượng giày dép sản xuất tại Trung Quốc xuống chỉ còn một nửa và Việt Nam trở thành công xưởng thay thế chỗ trống đó.

Từ năm 2010, adidas đã cắt giảm số lượng giày dép mà hãng sản xuất tại Trung Quốc xuống chỉ còn một nửa. Đất nước đã hấp thụ phần lớn lượng giảm xuống đó là Việt Nam. Tại Nike, tình hình cũng tương tự. Một thập niên trước đây, Trung Quốc là nhà sản xuất giày dép chính của hãng giày Mỹ. Ngày nay, Việt Nam đã thay thế vị trí đó.

Hai gã khổng lồ này nằm trong số những công ty sản xuất giày dép và quần áo lớn đã liên tục di chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã tập trung vào các mặt hàng có giá trị hơn, chẳng hạn như điện tử, dẫn đến tăng lương và khiến các thương hiệu may mặc, quần áo và giày dép chuyển sang các nước có chi phí nhân công thấp hơn ở Đông Nam Á.

Xu hướng này đã diễn ra vào nhiều năm trước. Chúng ta hãy nhìn vào quá trình sản xuất của Nike và adidas, hai thương hiệu đồ dùng thể thao lớn nhất thế giới, để có một bức tranh rõ ràng về những phát triển tại Trung Quốc đang vẽ lại bản đồ sản xuất châu Á như thế nào. Ví dụ, Việt Nam sản xuất lượng giày adidas nhiều gấp đôi Trung Quốc.

Dịch chuyển sản xuất tại châu Á nhìn từ adidas và Nike

Sản xuất của adidas (%) tại Việt Nam (màu đỏ) và Trung Quốc (màu xanh).

Nike vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Nhưng hãng này cũng đang gia tăng sản xuất tại Việt Nam.

Dịch chuyển sản xuất tại châu Á nhìn từ adidas và Nike

Sản xuất của Nike (%) tại Việt Nam (màu đỏ) và Trung Quốc (màu xanh).

Việt Nam là một trong những người hưởng lợi lớn nhất từ ​​Trung Quốc. Với các công ty thời trang của Mỹ, “mô hình tìm nguồn cung ứng phổ biến nhất đang chuyển từ Trung Quốc và nhiều nước khác sang Trung Quốc Việt Nam và nhiều nước khác. Danh mục đầu tư điển hình ngày nay là 30-50% từ Trung Quốc, 11-30% từ Việt Nam, và phần còn lại từ các nước khác”, Hiệp hội Công nghiệp thời trang Mỹ đã ghi nhận như vậy trong một báo cáo năm 2017. Không có gì khó hiểu khi Nike từng ủng hộ mạnh mẽ đối với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, mặc dù ông Donald Trump đã rút Mỹ khỏi hiệp định này vào đầu năm 2017.

Các thương hiệu giày khác cũng đang làm tương tự. Lượng sản phẩm của Uniqlo, chuỗi thời trang lớn nhất của Nhật Bản, sản xuất tại Việt nam đã tăng khoảng 40% trong năm ngoái, khi hãng muốn tìm kiếm các lựa chọn khác ngoài Trung Quốc.

Sản xuất giày cũng đang được phân chia đến các khu vực khác của châu Á, như Indonesia. Với adidas, Trung Quốc thực tế chỉ là nhà cung cấp giày thứ 3, Indonesia hiện mới là nhà cung cấp lớn thứ hai, sau Việt Nam.

Với adidas, Trung Quốc thực tế chỉ là nhà cung cấp giày thứ 3, Indonesia hiện mới là nhà cung cấp lớn thứ hai, sau Việt Nam.

Trung Quốc vẫn thống trị ngành sản xuất quần áo và giày dép. Mặc dù những nơi như Bangladesh có chi phí gia công các mặt hàng cơ bản như áo thun rẻ hơn, Trung Quốc lại có lực lượng lao động lành nghề và cơ sở hạ tầng hiệu quả mà các trung tâm sản xuất mới không đáp ứng được, điều này cũng giúp giảm giá thành và giữ chân thương hiệu. adidas và Nike vẫn sản xuất hầu hết quần áo của họ ở Trung Quốc, mặc dù rằng hai gã khổng lồ này đã chuyển dịch một phần việc sản xuất giày ra khỏi Đại lục.

Nhưng những công việc may quần áo và giày thể thao có khả năng tiếp tục được dịch chuyển tới nơi khác. Tại cuộc họp cổ đông thường niên ngày 9.5, Kasper Rorsted, Giám đốc điều hành của adidas, nhún vai lo ngại rằng Mỹ - đất nước nhập khẩu giầy thể thao lớn nhất thế giới - có thể áp đặt thuế mới đối với các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc, khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang. Rorsted nói rằng Trung Quốc vẫn là một nguồn gia công quan trọng, nhưng Việt Nam cũng đang nổi lên. Và ông ấy nói rằng: "Tôi sẽ không loại trừ xu hướng này sẽ tiếp tục".

Mạnh Đức / Quartz
Nguồn Nhịp cầu Đầu tư