10 start-up kỳ lân lớn nhất thế giới trong lĩnh vực fintech
Tài chính công nghệ (fintech) ngày càng phát triển và trở thành lĩnh vực 'khai sinh' ra nhiều start-up kỳ lân (có giá trị từ 1 tỷ USD) trên thế giới.
1. Lu.com
Định giá: 18,5 tỷ USD
Mô hình hoạt động: nền tảng cho vay ngang hàng P2P (Peer-to-Peer)
Điểm đáng chú ý: Lu.com hay còn gọi là Lufax là một trong những nhà cung cấp dịch vụ cho vay trực tuyến lớn nhất Trung Quốc. Công ty dự kiến IPO trong năm nay.
Trụ sở chính: Thượng Hải
Năm thành lập: 2011
Số vốn huy động: 1,7 tỷ USD
2. Stripe
Định giá: 9,2 tỷ USD
Mô hình hoạt động: Phần mềm cho phép các website, ứng dụng kết nối tức thì với thẻ tín dụng và hệ thống ngân hàng để nhận thanh toán.
Điểm đáng chú ý: Fitbit, Pinterest, Twitter, Salesforce.com, Lyft, The Guardian, Kickstarter và Reddit là một số khách hàng của Stripe.
Trụ sở chính: San Francisco
Năm thành lập: 2010
Số vốn huy động: 474 triệu USD
3. PayTm
Định giá: 7 tỷ USD
Mô hình hoạt động: Cung cấp ví điện tử
Điểm đáng chú ý: Với hơn 230 triệu người dùng, PayTm là nhà cung cấp ví điện tử lớn nhất Ấn Độ
Trụ sở chính: Delhi
Năm thành lập: 2010
Số vốn huy động: 320 triệu USD
4. SoFi
Định giá: 4,5 tỷ USD
Mô hình hoạt động: Tái cấp vốn cho các khoản vay của sinh viên, vay thế chấp và các loại hình vay nợ khác.
Điểm đáng chú ý: Giống như Zenefits, SoFi phải vật lộn với một loạt khó khăn trong năm 2017. Cựu giám đốc tài chính Twitter và Cựu nhân viên ngân hàng Goldman, Anthony Noto, hiện đang lãnh đạo doanh nghiệp.
Trụ sở chính: San Francisco
Năm thành lập: 2011
Số vốn huy động: 2,1 tỷ USD
5. Credit Karma
Định giá: 4 tỷ USD
Mô hình hoạt động: Cung cấp báo cáo tín dụng miễn phí
Điểm đáng chú ý: Hơn 75 triệu người tại Mỹ và Canada đã sử dụng dịch vụ của công ty. Google Capital là nhà đầu tư của Credit Karma.
Trụ sở chính: San Francisco
Năm thành lập: 2007
Số vốn huy động: 868 triệu USD
6. GreenSky
Định giá: 3,6 tỷ USD
Mô hình hoạt động: Cung cấp công nghệ cho các ngân hàng sử dụng trong quy trình giải quyết các đơn vay vốn.
Điểm đáng chú ý: Steven McLaughlin, một cựu nhân viên tại Goldman Sachs chia sẻ với Bloomberg vào năm 2016 rằng GreenSky là "công ty fintech tốt nhất ra đời trong 10 năm qua".
Trụ sở chính: Atlanta
Năm sáng lập: 2006
Số vốn huy động: 350 triệu USD
7. Oscar
Định giá: 3,2 tỷ USD
Mô hình hoạt động: Bảo hiểm sức khỏe kỹ thuật số cho thời hậu Obamacare
Điểm đáng chú ý: Oscar được định giá tỷ USD chỉ sau 16 tháng thành lập. Những người hỗ trợ cho start-up này bao gồm đồng sáng lập PayPal, Peter Thiel và tỷ phú giàu nhất Hong Kong, Li Ka-shing.
Trụ sở chính: New York
Năm sáng lập: 2013
Số vốn huy động: 892 triệu USD
8. Klarna
Định giá: 2,5 tỷ USD
Mô hình hoạt động: Hệ thống thanh toán thân thiện với người dùng cho thiết bị di động và web.
Điểm đáng chú ý: Công ty xử lý 800.000 giao dịch mỗi ngày và hiện có 60 triệu người sử dụng trên toàn cầu. Sequoia Capital đầu tư vào start-up này.
Trụ sở chính: Stockholm
Năm thành lập: 2005
Số vốn huy động: 636 triệu USD
9. Adyen
Định giá: 2,3 tỷ USD
Mô hình hoạt động: Nền tảng thanh toán chấp nhận nhiều phương thức giao dịch.
Điểm đáng chú ý: Facebook, Airbnb, Uber, SoundCloud và Netflix đều là khách hàng của start-up này. Công ty cũng dự kiến IPO trong năm nay.
Trụ sở chính: Amsterdam
Năm sáng lập: 2006
Số vốn huy động: 266 triệu USD
10. Zenefits
Định giá: 2 tỷ USD (tính đến Q2/2015)
Mô hình hoạt động: Cung cấp phần mềm quản lý lương, nhân sự cho doanh nghiệp
Điểm đáng chú ý: Giá trị của Zenefits đã giảm mạnh sau vụ bê bối liên quan đến việc ông Parker Conrad - nhà sáng lập, đồng thời là cựu CEO của Zenefits - bị cáo buộc vi phạm các quy định pháp luật, giúp các nhân viên của công ty có thể lấy được giấy phép hành nghề bảo hiểm mà không cần phải tham gia 52 giờ đào tạo bắt buộc.
Trụ sở chính: San Francisco
Năm sáng lập: 2013
Số vốn huy động: 583 triệu USD
Linh Lam / BI
Nguồn Người đồng hành