Đi tìm liều thuốc cho cơn đau đầu “tràn hàng” của các doanh nghiệp
“Tràn hàng” (hay hiểu đơn giản là “hàng hoá bán trái kênh”) là một trong những vẫn đề nhức nhối của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp sản xuất.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tràn hàng là ở quy trình quản lý và phân phối của nhà xản xuất với các bên trung gian chưa tốt và chưa chặt chẽ. Vậy thì liệu có liều thuốc nào cho những cơn đau nhức này của các doanh nghiệp?
Thế nào là “tràn hàng”?
Hiểu một cách đơn giản, “tràn hàng” là việc hàng hóa phân phối đưa ra thị trường bị sai lệch so với kế hoạch và định hướng ban đầu của nhà sản xuất, bán không đúng ở kênh mà lô hàng đó đáng ra được tiêu thụ.
Hậu quả và nguyên nhân dẫn đến tràn hàng
Phân phối hàng hóa giống như huyết mạch chảy trong một cơ thể sống, và theo thời gian thì quy trình phân phối hàng hóa ngày càng được nâng cấp hơn. Đặc biệt, khi nền kinh tế càng phát triển thì việc xuất hiện của các kênh phân phối như một điều tất yếu nhất là trong nền kinh tế hiện đại như ngày nay. Nhà sản xuất hay doanh nghiệp thường có nhiều kênh phân phối khác nhau cho cùng một loại sản phẩm. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho nhà sản xuất, nhưng từđó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề, có thể khiến cho doanh nghiệp mất kiểm soát về giá bán lẻ cũng như dòng chảy “phức tạp” giữa các kênh phân phối.
Vấn đề đầu tiên là về chất lượng và giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng. Không thiếu những trường hợp đại lý tăng giá bán cao hơn so với giá ấn định của nhà sản xuất tùy vào cung cầu thị trường, hay đại lý bán hàng hết hạn, gây ảnh hưởng xấu cho nhà sản xuất. Ngoài ra, tình trạng các kênh phân phối, đại lý cạnh tranh nhau không lành mạnh để tranh giành khách hàng cũng là chuyện không hiếm. Và tất nhiên, điều đó dẫn đến hệ lụy là uy tín thương hiệu của sản phẩm bị giảm sút vì bị ảnh hưởng bởi những chiêu trò “chơi bẩn” mà đại lý này gây ra để làm hạ uy tín của đại lý kia.
Kế đến là hiện tượng “tràn hàng”. Trong phân phối hàng hóa, nhà sản xuất thường phụ thuộc vào điều kiện địa lý, nhân sinh của những khu vực khác nhau để phân phối sản phẩm cũng như áp dụng giá bán hợp lý cho đại lý từng khu vực. Do vậy, nhiều đại lý đã “làm ăn riêng” với nhau, đại lý ở khu vực phân phối hàng hóa giá thấp nhập sản phẩm từ nhà sản xuất, sau đó bán lại cho đại lý khu vực phải nhập hàng giá cao hơn để kiếm lời. Nhà sản xuất, doanh nghiệp không phải không biết đến những chuyện này, thế nhưng nhiều đơn vị vẫn còn loay hoay trong việc chống “tràn hàng”.
Chung quy lại, nguyên nhân sâu xa dẫn đến “tràn hàng”là quy trình quản lý giá bán và các chương trình chiết khấu thương mại của nhà sản xuất còn lỏng lẻo, không đủ sức quản lý hệ thống kênh phân phối. Thêm vào đó, là việc truyền thông và thống nhất mục tiêu giữa nhà sản xuất và đại lý chưa tốt.
Liều thuốc nào cho cơn đau đầu “tràn hàng” của doanh nghiệp?
Để trị được bệnh thì ắt phải tìm đúng thuốc, đánh trúng cái căn cơ dẫn đến cơn bệnh. Nhà sản xuất phải phân tích kĩ tình hình kinh doanh cũng như đặc điểm địa lý của từng khu vực khác nhau, từ đó kiểm soát hệ thống phân phối, hàng hóa bán ra một cách chính xác nhất. Để làm được điều này không phải chuyện dễ dàng, vì thế nhà sản xuất nên dùng đến những ứng dụng công nghệ để quản lý và kiểm soát hệ thống phân phối.
Ứng dụng iCheck Scanner là một giải pháp tốt dành cho doanh nghiệp trong việc kiểm soát tem chống tràn hàng dành riêng cho doanh nghiệp. Với ứng dụng này, mỗi mặt hàng của nhà sản xuất sẽ được mã hóa một mã điện tử riêng, mọi thông tin về vị trí bán hàng, phản hồi của khách hàng, lượng hàng hóa tiêu thụ về sản phẩm đều được gửi về cho nhà sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp có thể biết được hàng hóa phân phối của mình đang ở đâu, và phản hồi về hàng hóa ra sao.
Không những thế, ứng dụng này còn giúp nhà sản xuất ngăn chặn hàng giả, hàng nhái và tạo uy tín cho khách hàng, bởi mỗi khi có một lượt kiểm tra hàng hóa, khách hàng sẽ nhận diện được đâu là hàng thật, và đâu là hàng không rõ nguồn gốc.
Ngoài ra, để gắn kết mối quan hệ và thúc đẩy tinh thần làm việc của đại lý, các kênh phân phối nhà sản xuất cần có những thi đua như trao thưởng, khuyến khích đại lý, các kênh phân phối cũng như thường xuyên trao đổi để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ từ đó có phương án giải quyết kịp thời.