Điều gì tiếp theo cho các thị trường đang phát triển?
Báo cáo mới từ Nielsen "Điều gì tiếp theo cho các thị trường đang phát triển?" đã cung cấp những dẫn chứng đầy sức thuyết phục rằng người tiêu dùng tại Brazil, Việt Nam, Argentina, Ghana và Bờ Biển Ngà ngày càng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn.
Báo cáo này kết hợp từ các dữ liệu của Nielsen về thức ăn nhẹ (snack) và bia với các chỉ số kinh tế vĩ mô và các dự báo để xác định những thị trường đang tăng trưởng này.
"Bia và snack không chỉ là những thực phẩm chỉ để giải trí. Mà hai ngành hàng này còn cho thấy những chỉ số chứng minh rằng việc mua sắm hai ngành hàng này được người tiêu dùng lựa chọn ngay cả khi họ không có nhu cầu thiết yếu về chúng. Hơn thế nữa, chúng tôi cũng quan sát thấy rằng những quốc gia có điều kiện kinh tế vĩ mô tốt sẽ là môi trường thuận lợi cho hai ngành hàng này tăng trưởng", nhận định của Regan Leggett, Giám đốc Điều hành, Bộ phận Thought Leadership, Nielsen.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, trong vòng 10 năm qua các thị trường đang phát triển đã góp phần phát triển nền kinh tế toàn cầu, đóng góp hơn 80% vào sự tăng trưởng toàn cầu. Ngày nay, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) ở các thị trường được Nielsen đo lường luôn đạt được sự tăng trưởng vượt trội đáng kể, từ hai đến bốn lần so với các quốc gia phát triển.
Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các tăng trưởng đều sẽ dễ dàng hoặc luôn được đảm bảo.
"Nhiều khách hàng của chúng tôi đang nhận thấy rằng chiến lược và chiến thuật để triển khai các kế hoạch kinh doanh tại các thị trường đang phát triển phải thay đổi nhanh hơn so với những gì họ đã làm trong quá khứ. Người tiêu dùng tại các thị trường đang phát triển và các đối thủ cạnh tranh ngày càng trở nên thông thái, nhanh nhẹn và tân tiến hơn. Để giành được thắng lợi từ hôm nay và cả ngày mai, bạn phải luôn luôn thay đổi chiến lược để bắt kịp với những điều đang thay đổi liên tục trong thực tiễn tại các thị trường này", Pat Dodd, Chủ Tịch, Khối Các Thị Trường Phát Triển, Nielsen nhận xét.
Ở các thị trường đang phát triển, các xu hướng bia toàn cầu luôn có cơ hội để tăng trưởng mạnh mẽ như các sản phẩm bia cao cấp, bia thủ công (craft), bia vị trái cây (cider) và các loại bia theo mùi vị. Khi quan sát lịch sử doanh số ngành hàng bia trong vài năm vừa qua chúng tôi nhận thấy rằng các dòng sản phẩm này tại các thị trường đang phát triển cũng thể hiện sự tăng trưởng như xu hướng toàn cầu. Tại Ghana, người tiêu dùng đang chuyển dần việc sử dụng các loại bia được sản xuất từ lúa mạch và bia lager sang sử dụng các loại bia có vị trái cây và các vị khác như các loại bia có hương vị chanh (shadies) và các loại thức uống có vị bia – các loại thức uống rất thu hút đối với những người không thích vị bia truyền thống. Các nhóm sản phẩm này đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng, tăng lần lượt là 51% và 21% về mặt doanh số.
Snack là sản phẩm đang được người tiêu dùng trên toàn cầu rất ưa chuộng. Thật vậy, trong năm 2017, ngành kinh doanh các sản phẩm đã tăng gần 3,4 tỷ USD trên toàn thế giới. Sự tăng trưởng trong nhu cầu tiêu thụ thức ăn nhẹ được thúc đẩy bởi việc các nhà sản xuất nội địa cung cấp mức giá vừa phải để thu hút NTD. Trên thực tế, ở Argentina, từ năm 2016, doanh số bán hàng snack của các nhà sản xuất nội địa đã đạt mức tăng trưởng hai chữ số trong khi các nhà sản xuất toàn cầu cho thấy sự tăng trưởng chậm chập (47% so với 2%, theo thứ tự).
Bốn cơ hội cho các thị trường đang phát triển
Thương hiệu cao cấp và nhãn hàng riêng: Doanh thu từ các thương hiệu cao cấp và cá nhân đều có xu hướng tăng lên. Người tiêu dùng thấy được rằng những sản phẩm nhãn hàng riêng đang cải thiện chất lượng và sẵn sàng trao đổi thương hiệu đặc trưng của mình cho những khách hàng sẵn sàng chi tiêu với giá trị này. Hàng hóa cao cấp vẫn có thể mang lại giá trị mạnh mẽ và cung cấp cho người tiêu dùng một trải nghiệm độc đáo.
- Các nhãn hàng cao cấp, nhãn hàng riêng và những nhà sản xuất nội địa đang thúc đẩy tăng trưởng ở Argentina. Ngay cả trong suốt năm 2016 - trong thời kỳ lạm phát tồi tệ nhất – sản lượng các sản phẩm cao cấp tăng 12,9%, gần gấp đôi mức trung bình trong khu vực, trong khi phần còn lại của FMCG đang giảm.
- Brazil đang có bước phát triển vững chắc hướng tới một nền kinh tế mạnh hơn, được thúc đẩy bởi các nhãn hàng riêng, các sản phẩm cao cấp lẫn các thương hiệu do các doanh nghiệp nội địa tạo ra. Năm 2016, các thương hiệu nội địa đóng góp gần 90% trong việc hình thành các thương hiệu giá rẻ mới và các nhãn hàng riêng, tăng số lượng mặt hàng có mức giá tương tự lên đến 28%.
- Thậm chí trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, lượng bia siêu cao cấp tại Brazil vẫn có mức tăng trưởng 30% và các loại bia cao cấp tăng 7% (so giữa tháng 7/2016 và tháng 7/2015).
Kết Nối: Người tiêu dùng tại các thị trường đang phát triển đang đặt ra xu hướng trong các hành vi số, điện thoại di động và thương mại điện tử - không chỉ ở các quốc gia của mình mà trên qui mô toàn cầu. Những người tiêu dùng này đang bỏ qua các hệ thống truyền thống đã từng tồn tại ở các thị trường phát triển.
Khu vực nông thôn Việt Nam sẽ vẫn là một nguồn tăng trưởng tiềm năng cho các công ty FMCG.
- Các hoạt động mua hàng và hành vi mua sắm bằng kỹ thuật số sẽ trở thành tiêu chuẩn cho người Brazil.
- Và các thương hiệu đã nắm được điểm này. Trong hai năm 2016 và 2015, báo cáo Nielsen Digital Ad đã cho thấy mức tăng 15,9 lần trong các chiến dịch quảng cáo có sử dụng điện thoại di động là một trong những nền tảng chính. Cụ thể, việc quảng cáo trên điện thoại di động đã tăng từ 8% trong năm 2015 lên đến 58% trong năm 2016, trong tất cả các chiến dịch được đo lường.
Thương Mại truyền thống: Trong khi thương mại hiện đại đang phát triển, thì ở nông thôn - nơi có cơ hội lớn nhất cho tăng trưởng - thương mại truyền thống vẫn là một nền tảng quan trọng.
- Các nhà sản xuất, bán lẻ nội địa cũng như khu vực nông thôn đang là những nhân tố tạo sức nóng cho thị trường Việt Nam. Các nhà bán lẻ địa phương đang dần định hình lại toàn cảnh của thị trường bán lẻ. Theo số liệu Đo lường bán lẻ từ Nielsen, trong 10 tháng đầu năm 2017 đã có hơn 600 cửa hàng thương mại hiện đại đươc mở ra. Trong số các cửa hàng đó, ba thương hiệu nội địa đã mở được 275 cửa hàng.
- Tại Bờ Biển Ngà, người tiêu dùng mua hai phần ba các sản phẩm FMCG trong các cửa hàng thương mại truyền thống bao gồm tại các ki-ốt, cửa hàng tiện lợi và chợ truyền thống – những địa điểm mà họ thường xuyên ghé thăm nhiều lần trong tuần. Nhìn sơ qua một số ngành hàng phổ biến nhất, ta sẽ thấy rằng kiốt đang thúc đẩy phần lớn sự tăng trưởng. Tuy nhiên, các cửa hàng tạp hóa vẫn đang nắm giữ một thị trường của riêng mình, và trong năm ngoái đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ và đồng nhất ở những ngành hàng đó.
Đô thị hóa ở vùng nông thôn và các thành phố với mật độ dân cư trung bình: Vùng nông thôn và các thành phố với mật độ dân cư trung bình sẽ là điểm dừng tiếp theo. Khi cơ sở hạ tầng và các cơ hội việc làm được cải thiện ở những khu vực đang phát triển này, các trung tâm thương mại mới cũng sẽ đồng thời được thiết lập.
- Theo tổ chức Liên Hợp Quốc, phần lớn sự tăng trưởng của Ghana sẽ diễn ra ở các khu vực thành thị, cho đến năm 2025 và 39% dân số sẽ sống ở các đô thị có mật độ hỗn hợp, từ 1 đến 5 triệu người.
- Khu vực nông thôn Việt Nam sẽ vẫn là một nguồn tăng trưởng tiềm năng cho các công ty FMCG. Năm ngoái, doanh số bán hàng tại khu vực nông thôn tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng tại các khu vực đô thị, 7,7% so với 5,0% theo thứ tự (MAT Q3 2017), nhưng tăng trưởng không đều.
"Chúng tôi thực hiện nghiên cứu báo cáo này để giúp các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất khám phá ra những tiềm năng tăng trưởng chính và giúp họ hiểu được những gì đang xảy ra tiếp theo trong ngành hàng của họ, những xu hướng toàn cầu và người tiêu dùng cũng như cơ hội của thị trường đang phát triển có thể thay đổi như thế nào trong những năm tới", Pat Dodd cho biết thêm.
Để biết thêm chi tiết, hãy tải toàn bộ báo cáo tại đây.