2018 sẽ là năm của ứng dụng công nghệ tương tác cho lĩnh vực tổ chức sự kiện tại Việt Nam?

Trong khi các sự kiện trên thế giới ngày càng mới lạ và giàu tính tương tác hơn, thì các sự kiện kích hoạt thương hiệu (Activation Event) tại Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi lối mòn trình diễn truyền thống, quá tập trung vào thể hiện thương hiệu.

Tổ chức sự kiện tại Việt Nam, đặc biệt những sự kiện quảng bá thương hiệu (Consumer Event) trong những năm qua dường như vẫn chỉ đem đến cho khách hàng những trải nghiệm đã quá quen thuộc: Nghe người đứng đầu doanh nghiệp nói vài lời tâm huyết về sứ mệnh của doanh nghiệp, tham dự hội chợ thì nghe nhân viên đứng quầy thuyết trình về sản phẩm hay ra sao? Thú vị thế nào? Và để hấp dẫn một chút - chắc chắn là trong sự kiện đáng lưu tâm và đáng xem nhất sẽ là một vài tiết mục nghệ thuật âm nhạc của các ca sỹ, và các vị khách là người nổi tiếng tới tham dự. Nhân vật trung tâm của sự kiện – khán giả/khách hàng – dường như bị quên lãng giữa phương thức truyền thông có tính một chiều. Sang năm 2018, thực tế này có thay đổi?

1. Từ “Product” trong Marketing 4Ps sang “Experience” trong Marketing 4Es - Thế giới không để khán giả bị lãng quên

Thay vì nghĩ quá nhiều “về mình”, việc phải chuyển dịch nhiều hơn về góc nhìn xoay quanh khách hàng mục tiêu, quan tâm hơn đến trải nghiệm của họ - là tư duy marketing tiền đề giúp doanh nghiệp tạo ra những chiến dịch marketing thực sự nổi bật và hiệu quả.

“Trong một ngành mà hai doanh nghiệp có cùng tập khách hàng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ (Product) là tương tự nhau, doanh nghiệp nào biết chú trọng, quan tâm hơn đến giá trị mà khách hàng thực sự nhận được (Experience) sẽ giành được nhiều lợi thế trong cuộc đua cạnh tranh.” – Ông Nguyễn Hùng Lâm, Giám đốc Bread n’ Tea – Agency truyền thông và phát triển các giải pháp Interactive Outdoor (ứng dụng công nghệ phục vụ các trải nghiệm tương tác tại sự kiện) chia sẻ.

Tương tự như cách mà Mạng xã hội đã và đang ứng dụng công nghệ trong việc tăng cường tính tương tác với người sử dụng. Những năm gần đây tại nhiều nơi trên thế giới, các thương hiệu đã chú ý tận dụng và khai thác tối đa sức mạnh công nghệ cao vào những sự kiện kích hoạt thương hiệu (Activation Event) nhằm tạo ra sự tương tác với người tiêu dùng - nền tảng ban đầu của sự gắn kết: công chúng sẽ nhớ mãi những cảm xúc mà thương hiệu mang tới cho họ, đó là những cú “wow” mà lần đầu tiên họ được trải nghiệm. Ở đây, khách hàng trải nghiệm chính là 1 vai diễn nhỏ trong sự thành công của 1 vở diễn lớn, mà dĩ nhiên tên “vở diễn” - ở đây là tên Thương hiệu, chắc chắn sẽ in sâu trong tâm trí của người trải nghiệm.

Chiến dịch Interactive Outdoor điển hình phải kể đến là Pick n' Play của McDonald's đã xuất hiện từ năm 2011 – trước cả khi kỉ nguyên Digital (kỉ nguyên tương tác) bùng nổ ở Việt Nam.

Công nghệ Game Online Real-time mà McDonald's đã sử dụng rất đơn giản ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên nếu đặt trong bối cảnh 7 năm trước - khi công nghệ chưa phát triển mạnh mẽ như ngày nay, chiến dịch Pick n Play của McDonald's đã thành công tạo ra tiếng vang lớn, thu hút sự hào hứng tham gia không chỉ trẻ em mà ngay cả những người lớn.

Hay chiến dịch MOSH được Sentosa thực hiện năm 2016 là một chiến dịch thành công điển hình cho việc ứng dụng công nghệ cao vào sự kiện cho trẻ em, chứng minh hiệu quả của công nghệ khi mang tới những trải nghiệm thú vị và niềm vui cho con trẻ.

2. Sẽ có nhiều hơn “Interactive Outdoor” campaign tại Việt Nam?

Trong khi các sự kiện trên thế giới ngày càng mới lạ và giàu tính tương tác hơn, thì các sự kiện kích hoạt thương hiệu (Activation Event) tại Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi lối mòn trình diễn truyền thống, quá tập trung vào thể hiện thương hiệu.

Dù việc ứng dụng công nghệ nhằm tăng tính hấp dẫn của sự kiện đã có từ lâu, song sự ứng dụng này mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ trình diễn (đặc biệt với loại hình sự kiện giải trí văn nghệ, biểu diễn thời trang…) chứ chưa coi trọng việc tạo ra trải nghiệm cảm xúc thú vị cho công chúng.

Tuy nhiên, trong một năm trở lại đây, chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và xu hướng truyền thông tương tác trên thế giới, ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện một số đơn vị khai thác, phát triển và tích hợp sức mạnh công nghệ vào truyền thông, tạo ra những sự kiện quảng bá thương hiệu giàu tính tương tác hơn. Khi chú trọng mang tới những trải nghiệm vui vẻ và nụ cười cho công chúng, thương hiệu cũng trở nên gần gũi, gắn kết thân thiết (Engagement) và được công chúng nhớ tới nhiều hơn.

2018 sẽ là năm của ứng dụng công nghệ tương tác cho lĩnh vực tổ chức sự kiện tại Việt Nam?

Interactive Outdoor campaign “Trao Coca-Cola, trao Cảm xúc” triển khai hồi tháng 7/2015 dù chưa ứng dụng công nghệ cao nhưng đã tạo nên những trải nghiệm người dùng khá ấn tượng trên đường phố Sài Gòn.

Ngay cả với những ngành hàng như thẩm mỹ - vốn khắt khe trong truyền thông và khó tạo ra những hoạt động ấn tượng bởi tính chất đặc thù ngành, cũng hưởng lợi không nhỏ khi ứng dụng công nghệ trong sự kiện quảng bá thương hiệu và tri ân khách hàng nhằm tạo ra các trải nghiệm Engagement – tiếp tục nuôi dưỡng tập khách hàng trung thành.

Cùng sự góp mặt của nhiều người đẹp nổi tiếng như hoa hậu Phạm Hương, người mẫu Ngọc Trinh, kết hợp với màn hình tương tác hóa thân nữ hoàng Cleopatra nhờ ứng dụng công nghệ nhận diện và ghép nhân vật 3D đã đem lại niềm thích thú và ngạc nhiên cho những khách mời tham dự sự kiện. Những quý bà, quý cô quý phái và sang trọng - vốn hiếm khi bị thu hút bởi công nghệ, đã không hề ngại xếp hàng chờ đợi để được thử trải nghiệm cảm giác hóa thân thành “Cleopatra thứ thiệt” - một trải nghiệm độc đáo lần đầu tiên thử nghiệm tại Việt Nam.

2018 sẽ là năm của ứng dụng công nghệ tương tác cho lĩnh vực tổ chức sự kiện tại Việt Nam?

2018 sẽ là năm của ứng dụng công nghệ tương tác cho lĩnh vực tổ chức sự kiện tại Việt Nam?

Hoa hậu Phạm Hương đứng trước “bức tường tương tác” để trải nghiệm cảm giác hóa thân thành Cleopatra trong 1 buổi tiệc tri ân khách hàng. Giải pháp do Bread n’ Tea phát triển.

2018 sẽ là năm của ứng dụng công nghệ tương tác cho lĩnh vực tổ chức sự kiện tại Việt Nam?

Người mẫu – Diễn viên Ngọc Trinh cũng rất thích thú với trải nghiệm “biến hình” lần này.

Với những phản hồi hết sức khả quan từ công chúng, những hoạt động kể trên đã phần nào cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của việc ứng dụng công nghệ cao vào trải nghiệm tương tác tại thị trường Việt Nam, dù ở thời điểm hiện tại mới xuất hiện không nhiều đơn vị dám thử nghiệm và tiên phong dẫn đầu trong lĩnh vực này.

“Chúng tôi dự đoán năm 2018 sẽ là một năm khởi sắc hơn cho những sự kiện tương tác tại Việt Nam, để sự kiện không chỉ là niềm vui riêng của thương hiệu, mà còn là món quà trải nghiệm thật sự thú vị dành cho công chúng, qua đó gắn kết thương hiệu trở thành thương hiệu cảm xúc dẫn đầu trong tâm trí người tiêu dùng. Tại thời điểm hiện tại, chúng tôi là một trong những đơn vị tiên phong cho dịch vụ này tại Việt Nam, chúng tôi đã và đang phát triển rất nhiều sản phẩm tương ứng cho nhiều dịch vụ & ngành hàng tại thị trường. Rất hy vọng trong thời gian tới, sẽ có thêm thật nhiều đơn vị nữa cùng khai thác để Interactive Outdoor trở thành hình thức marketing được nhiều nhãn hàng ưa chuộng trong năm 2018”, ông Lâm cho biết.

Nguồn Bread n’ Tea