Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho hoạt động M&A trong năm 2018

Theo trang tin của Singapore, các nhà môi giới (deal maker) M&A đang đứng ngồi không yên trước triển vọng tích cực của hoạt động thâu tóm và sáp nhập (M&A) trong năm nay.

Khi giá trị của các mục tiêu ở các nước khác đã tăng mạnh trong năm 2017, các deal maker đang chuyển sang các nền kinh tế ít được biết đến hơn. Và Việt Nam, với các thương vụ đình đám đã diễn ra trong năm 2017 vừa qua, thị trường mà giới đầu tư kì vọng nhất.

Bà Srividya Gopalakrishnan, Giám đốc Điều hành của Duff & Phelps, đang hoạt động tích cực hơn ở Việt Nam và Myanmar, nhận định rằng thị trường Việt Nam là "rất hứa hẹn" khi đất nước muốn thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Ông David Biller, Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Doanh nghiệp của Citi, cũng rất lạc quan về triển vọng của Việt Nam, đặc biệt là sau thương vụ tháng trước của Thai Beverage.

Thai Beverage đã chi 4,8 tỷ USD mua lại hơn 53% cổ phần của Sabeco. Động thái này có thể kích hoạt cho nhiều thương vụ liên quan đến việc tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước trong năm tới.

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho hoạt động M&A trong năm 2018

"Nếu tư nhân hoá diễn ra suôn sẻ, thì sẽ có hàng loạt vụ thoái vốn theo sau đó. Dĩ nhiên, điều này sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, và Việt Nam sẽ có nhiều mục tiêu mà nhà đầu tư nước ngoài thèm muốn ", ông Biller nhận định. Biller dự đoán sẽ có khoảng 8-10 dự án tư nhân hóa lớn ở Việt Nam trong thời gian tới.

Trong tháng 11, Jardine Cycle & Carriage (JCC) của Hồng Kông cho biết họ đã chi ra 1 tỷ USD để mua lại 10% cổ phần của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk; HoSE: VNM).

Thương vụ mua cổ phần của VNM nằm trong chiến lược đầu tư vào các công ty đứng đầu thị trường tại các nước Đông Nam Á, JCC cho biết trong một thông báo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore.

Báo cáo Dự báo Doanh số Toàn cầu năm 2018 của Baker McKenzie cho biết giới đầu tư nước ngoài chưa mặn mà lắm với Việt Nam bởi giá dầu suy giảm và việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương.

"Nhưng các yếu tố nội tại của nền kinh tế Việt Nam là vững chắc, cùng với kế hoạch do hoá nền kinh tế của Chính phủ, tư nhân hóa hóa các doanh nghiệp nhà nước và đầu tư mới vào lĩnh vực năng lượng sẽ thắp lửa cho hoạt động M&A", báo cáo nhận định.

Báo cáo này dự đoán có 331 giao dịch M&A trong nước và xuyên biên giới ở Việt Nam diễn ra trong năm nay và 338 giao dịch diễn ra trong năm sau.

Dự đoán có 331 giao dịch M&A trong nước và xuyên biên giới ở Việt Nam diễn ra trong năm nay và 338 giao dịch diễn ra trong năm sau.

Ông Rob Subbaraman, người phụ trách thị trường các nền kinh tế mới nổi của Nomura cho biết: "Sẽ có rất nhiều đợt M&A diễn ra tại châu Á. Các công ty Nhật Bản hay ngay cả Trung Quốc cũng đã bắt đầu quan tâm đến các công ty ở ASEAN. Tôi nghĩ rằng dòng chảy vốn từ Á Đông Bắc Á tới phúa Nam của châu Á sẽ là rất lớn. Chúng tôi đặc biệt lạc quan về Indonesia, Việt Nam và Philippines", ông nói.

Theo ông Subbaraman, hoạt động M&A ở ASEAN sẽ tăng đáng kể trong năm nay do một vài yếu tố. "Chính phủ các nước Đông Nam Á đang thực hiện hàng loạt biện pháp cải cách. Bối cảnh trung là rất thuận lợi cho hoạt động M&A”, ông nhấn mạnh.

Giá trị của 290 thương vụ M&A ở Đông Nam Á, bao gồm Singapore, Malaysia, Việt Nam và Philippines, đã đạt mức 53,5 tỷ USD trong ba quý đầu năm 2017, tăng 23,1 % từ con số 315 giao dịch trong cùng kỳ năm 2016 , theo Mergemarket.

Báo cáo của Baker McKenzie kỳ vọng hoạt động M&A hoạt động trong khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ tăng hơn 30 phần% từ mức 534 tỷ USD vào năm ngoái lên mức 710 tỷ USD trong năm nay, trước khi tăng lên mức 750 tỷ USD trong năm 2019.

Báo cáo cũng lưu ý rằng hoạt động M&A toàn cầu trong ngành hàng tiêu dùng và ngành tài chính sẽ tiếp tục tạo ra tổng giá trị thương vụ cao nhất trong năm nay. Trong khi, giá trị thương vụ trong ngành năng lượng sẽ giảm xuống, ngành dược phẩm và chăm sóc sức khỏe, công nghệ và viễn thông sẽ bật tăng trở lại, sau khoảng thời gian trầm lắng năm qua.

Mạnh Đức
Nguồn Nhịp cầu Đầu tư